Trò Chuyện Với Trần Mạnh Hảo

Nhà Văn Lê Thị Huệ & Nhà Thơ Trần Mạnh Hảo
Mời bạn đọc Vietland Quốc Nội xem lại bài phỏng vấn giữa nhà văn Lê Thị Huệ của trang văn nghệ Gió O và nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Vietland QN hân hạnh tiếp chuyện cùng với nhà Thơ Trần Mạnh Hảo hiện đang ở Quốc Nội, anh cho biết là anh có hơn 10.000 kẻ thù mà trong đó phần lớn là học trò của các giáo sư theo CS hay Công An mạng. Trong bài phỏng vấn có nói lên những tranh luận khá gay gắt giữa giới cầm bút trong cũng như ngoài nước. Bài phỏng vấn nầy Vietland QN đã được phép từ nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã lưu lại trong nhà kho của Vietland QN. Mời bạn đọc xem lại và góp ý kiến.

Trò Chuyện Với Trần Mạnh Hảo


Lê Thị Huệ: Nếu tự giới thiệu, Trần Mạnh Hảo muốn giới thiệu với những người thích đọc Trần Mạnh Hảo, về mình như thế nào ?

Trần Mạnh Hảo: Nói về mình là điều rất khó đối với tôị Là một người bình thường như mọi người bình thường khác, tôi muốn được nói lên, viết lên những điều mình thấy, mình nghĩ, mình xúc động trước mọi biến thiên của đời sống con người, xã hội mà đôi khi thật khó khăn biết baọ Tôi đã được sinh ra trong một thời đại binh đao, khói lửa, tàn ác; bé tí tuổi đã thấy cảnh lính Tây đi càn quét, hãm hiếp, cướp phá, giết người. Tôi đã thấy Việt Minh và Công giáo Bùi Chu Phát Diệm chặt đầu nhau cắm cọc đầu làng và cả hai bên đánh nhau này, đều nhân danh những điều thiêng liêng tốt đẹp.
Tôi đã thấy cảnh cải cách ruộng đất rùng rợn, kinh khủng gần giống như Pôn-pốt Iêng-xary mà gia đình tôi là một nạn nhân...Tôi đã thấy...đã thấy...đã thấy...đói và rét kinh niên, cảnh con người không thể thành con người mà thành những nô lệ, những đầy tớ cho đám "đầy tớ của nhân dân". Trong những hoàn cảnh và điều kiện sống ghê rợn tưởng như một chú bé là tôi không thể làm người, không thể thành con người; vậy mà nhờ Chúa, tôi đã rất buồn đau trong tuyệt vọng để làm người một cách đau đớn. Và có thể ma đưa lối quỷ dẫn đường hay sao mà tôi lại cầm lấy cây bút, để viết ra những nỗi đau giằng xé của đời nàỵ Cả cuộc đời cầm bút của tôi có lẽ chỉ để thốt lên một điều : rằng làm người khó biết bao !

Lê Thị Huệ: Anh có một kỷ niệm nào xinh đẹp và thơ mộng để chia sẻ với độc giả hơn là những kinh nghiệm kinh hoàng trên ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị Huệ, bản thân tuổi thơ của mỗi chúng ta dù phải sống trong chiến tranh, trong tù ngục, trong đói và rét, trong sợ hãi và buồn đau vẫn cứ là tuổi thơ đẹp, là vườn địa đàng dưới thế. Quê tôi gần biển và sông ngòi bao quanh, 9 tuổi đầu đi chăn trâu, sương mù tháng ba che phủ hết, tôi ngoái lại phía sau lưng, thấy làng mình chìm ngập trong khói, sợ quá tưởng cả làng bị
cháy, khói bốc lên ngập trời; tôi bỏ trâu trên đê, chạy về nhà cứu mẹ, vừa chạy vừa khóc. Về tới nhà, thấy mẹ đang chạy ra ngõ tìm tôi bảo :

"Sương mù đấy, không phải cháy nhà đâu con trai!". Tôi mừng quá, ôm mẹ khóc oà, khóc xong sướng quá, cứ muốn mình bé mãi, bé đến muôn đời; nhưng tôi phải buông mẹ ra mà đi tìm con trâu đang gặm vạt sương mù thăm thẳm ấỵ Những kỷ niệm bé tiu tiu này, mỗi lần ngoảnh lại tuổi thơ, tôi thấy ấm lòng vô cùng...Những đêm đông dài như vô tận, gió bấc vò xé tầu lá chuối sau nhà như xé vải, bố đi cải tạo (đi tù- hồi đó chưa có "mỹ từ : học tập"), mấy mẹ con như bầy chuột vón vào nhau trên ổ rơm cho đỡ rét. Bốn anh em đói quá, mẹ phải kể chuyện sau này nếu giữ đạo tốt, chết sẽ lên thiên đường, được thánh Phê-rô cho ăn uống thỏa sức, đủ cả thịt cá, cơm ăn không hết, quả cây thơm ngon vô tận để các con đỡ đói mà dễ ngủ , đặng mơ giấc mơ sau khi chết mới được ăn nọ
Sau năm 1954, quê tôi rận chấy tràn ngập, tôi đi bắt rận thuê, lấy từng lon gạo về nấu cháo cho các em ăn và chăm sóc mẹ mới đẻ em bé. Tối tối tôi lại đến nhà thờ cầu nguyện Chúa và Đức Mẹ:
"Xin ơn trên cho rận chấy tràn ngập cả làng con, để con bắt rận thuê cho cả làng mà làm giàu!".

Chín giờ tối ra khỏi nhà thờ, rét quá, người dúm lại như chiếc giẻ lau, ánh trăng mờ bỗng tràn ngập mưa phùn, tôi mừng vô cùng, sướng quá hét lên :

" Con cám ơn Thiên Chúa đã cho mưa trứng rận xuống làng con, để cứu mấy mẹ con con khỏi chết đói !".

Những kỷ niệm này tôi có hàng nghìn vạn, là những kỷ niệm đẹp mà buồn đã làm nên tâm hồn tôi sau này trong văn học. Ngoài hình ảnh mẹ, ông nội của tôi ( giờ đang là nấm đất ở Nam Cali Hoa Kỳ)
cũng cho tôi bao nhiêu hình đẹp thơ mộng trước năm 1954 (năm ông bà nội và các cô, các chú thím di cư vào Nam).

Con đê sông Đáy dài loằng ngoằng như rắn cuốn, nắng nõn chuối và mây cánh buồm, sông au au má đỏ, gió the the hương bưởi hương cau, một giờ yên ả không có tiếng súng, tiếng bom, tiếng tầu bay đầm già của Pháp ò ò trên đầu, tôi chạy theo ông nội qua đò, sang nhà thờ Phát Diệm đi lễ. Ông đi trước, tôi làm chiếc đầu rau chạy theo sau, vừa chạy vừa nhặt thuốc tễ ai đánh rơi đầy mặt đệ Từng viên thuốc tễ tròn tròn, to hơn đầu đũa, màu nâu sậm, ông tôi thỉnh thoảng vo viên phơi trên tầu lá chuối khô, nay ai vứt bừa trên đê, nhiều vô kể. Tôi sung sướng vô cùng, hơn bắt được vàng,
nhặt thuốc tễ cho vào hai túi áo căng phồng, tiếc rẻ, bỏ 3 viên vào miệng nhai nuốt trửng. Ông quay lai hỏi, kinh ngạc bảo tôi khạc ra :

" Không phải thuốc tễ, cứt dê đấy, nôn ra ngay !".

Tôi sợ quá, khóc rống lên, không thể nôn ra được nữa rồi ông ơi ! Ông bắt tôi uống nước sông thật nhiều để dạ dày không trúng độc ! Quê tôi không ai nuôi dê, cả đời đã trông thấy món "thuốc tễđê" này bao giờ ! May mà nhờ Chúa, tôi không bị đau bụng, vì đã chén 3 viên cứt dê trong sự lầm lẫn trẻ thợ Lịch sử, đôi khi cũng chỉ là đứa trẻ con đi theo ông nội, đã bốc nhầm thuốc như tôi ngày nào
chăng ?

Lê Thị Huệ: Tại sao anh cầm bút. Điều gì đã mang anh đến nghiệp viết ?

Trần Mạnh Hảo: Tại vì tôi ngứa tay, ngứa mắt, ngứa hồn...nên đã cầm bút làm thợ Sách vở đầu đời của tôi là cuốn Kinh Thánh, truyện các thánh, là bộ sưu tập dày cộm của tờ báo "Đa-Minh bán nguyệt" của giáo phận Bùi Chu còn giữ lại qua bao thăng trầm, khói lửạ Tôi đọc đi đọc lại đến thuộc lòng các thứ sách ít ỏi ấy và hình như quỷ Sa-tăng đã xui tôi cầm lấy bút viết lăng nhăng những dòng tả con ốc đi bằng lưỡi, lấy đít nhìn trời, tả con mèo chơi với đuôi của mình suốt ngày không chán, tả con cò đứng một chân mà ngủ tài vô cùng...Chính các con vật xung quanh vườn, quanh ao, quanh ruộng lúa nhà tôi như chim chuột, ngan ngỗng, chó mèo, cò vạc, tôm tép, giun dế, trâu bò, ốc ếch...đã như thầy, như bạn dìu dắt tôi vào đời.

Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng : lạy ông tôi ở bụi nàỵ Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn. Xã hội VN hôm nay, so với xã hội loài ếch đã tiến hoá tới nhiều triệu năm, mà lạ thay, có mấy ai dám lên tiếng báo thức đồng loại ngủ hoài trong sợ hãi, trong yếm thế trùm chăn, để tất cả chồm dậy mà đón mùa xuân, chấp nhận số phận của nhà tiên cảm, tiên tri ếch kia : dám chết vì nghĩa lớn, vì tiếng báo thức đồng loại của mình ?

Lê Thị Huệ: Anh là người Công Giáo, gốc Bùi Chu Phát Diệm. ?

Trần Mạnh Hảo: Vâng, tôi sinh ra là một kẻ có đạo, ở Nam Đi.nh. Mà Nam Định thuộc địa phận Bùi Chụ Còn Ninh Bình mới thuộc địa phận Phát Diệm. Tôi quê ở làng Bình Hải, huyện Nghĩa Hưng, chỉ qua đò sông Đáy là tới nhà thờPhát Diệm. Nhờ giáo lý Thiên Chúa giáo mà cha mẹ tôi đã dạy tôi thành ngườị Con người khi không có niềm tin thì quả rất bơ vơ, bất ha.nh. Sau này, tôi lại rất mê đạo
Phật, vì Phật giúp tôi giải thoát ngay cả sự giải thoát. Phật với tôi là một triết học hơn là một tôn giáo. Chúa cho tôi hi vọng vào thiên đường kiếp sau, làm tôi bớt sợ chết. Phật cho tôi Niết Bàn ngay trong chính kiếp người nàỵ

Lê Thị Huệ: Hình như trong các tác phẩm của anh rất ít mang theo những giá trị siêu hình tuyệt đối như anh vừa mô tả.

Trần Mạnh Hảo: Chị nhận xét tinh quái lắm ! Sống là một chuyện, mà khi viết lại là một chuyện khác chị ơị Con người ta ưa ngó vào cuộc đời người khác hơn là ngó vào cuộc đời mình. Mình nhìn mình hình như chỉ qua gương mới thấy bắt mắt, còn mình tự soi vào vầng tối của mình trong tâm tưởng có khi lại thấy một kẻ khác lù lù trong đó, nên tưởng là người dưng, không thèm bắt chuyện. Tôi ( hình như kể cả chị) cũng có bao nhiêu kẻ khác nhập vào hồn vía mình, còn mình thì hình như tồn tại trong hồn cốt của một số kẻ khác :

"Tim mình trong ngực người ta Tim người ta đập rung da thịt mình" ( thơ Trần Mạnh Hảo)

Có một ông bạn siêu hình tồn tại trong tôi, mọc rễ, mọc râu ria ra như rừng như biển đang đòi giáng sinh vào một trang sách nào đó mà hình như vì tôi chưa có duyên, nên chưa tiểu thuyết hoá niềm hư vô có thật trong đời kia thành văn học. Xin hẹn vậỵ Ly thân, là một tiểu thuyết thế sự, chưa đủ không gian và thời gian ảo cho thế giới ma ma Phật Phật tàng hình. Tôi mê thần học và triết học từ bé, như con voi con mê món bã mía bà mẹ siêu hình vừa quăng lại cho cuộc tập dược tí tẹo.

Lê Thị Huệ: Có một luồng dư luận rất mạnh ngoài kia tố cáo Trần Mạnh Hảo là công thần của chế độ, chống đối vờ vịt.

Trần Mạnh Hảo: Tôi biết dư luận đó và mặc kệ nó, tôi chẳng hơi đâu mà cải chính. Đến như chị Dương Thu Hương chống cộng nhất nước kia mà một số vị hải ngoại còn cho là chống cộng cò mồi, huống là Trần Mạnh Hảo nhát hơn thỏ đế chẳng dám chống ai; việc họ đồn Trần Mạnh Hảo "chống đối vờ vịt" có khi lại là chuyện hay cho tôi chăng ? Ngay cả các ông nhà văn chống cộng có sừng có mỏ bên hải ngoại, vẫn còn bị các ông nhà văn chống cộng khác chụp mũ là "CS nằm vùng" cơ mà ! Tôi chẳng chống báng ai cả, tôi chỉ nói lên sự thật. Tôi đâu có tham vọng làm chính trị, cũng chẳng thích tham gia phe này, phái no.. Nghe một chữ phe=đảng là tôi đã hãi vãi...cả linh hồn ra rồi !

Là người VN, tôi yêu nước mình bằng cách của mình, chẳng yêu nước hộ ai, dùm ai, yêu nước a dua, yêu nước có thưởng như phe này phái no.. Có nhiều kẻ nhân danh đất nước để làm khổ đất nước, làm hại dân tộc nhiều lắm rồi ! Tôi nhận thức rằng kẻ làm chính trị ( cả hai bên), hầu hết đều là những người ưa xàm tấu, ưa vu vạ, vu cáo, ngậm máu phun người, lấy mục đích (ảo tưởng) biện minh cho hành động ( ma giáo). Kẻ làm chính trị nói chung đều gian dốị Trần Mạnh Hảo tôi là cứ dị ứng với những "cò chính trị" luôn luôn nhìn con người bằng con mắt lừa lọc, phe trên phái dưới kia.

Chính hội chứng "Tăng Sâm giết người" từ trong nước thổi ra hải ngoại, đã biến tôi -một thường dân, bị khai trừ đảng và đuổi ra khỏi biên chế nhà nước suốt 16 năm nay- thành một cái ( ô hay) : "Cái ô văn hoá che cho đảng CS". Vấn đề là ở chỗ tôi đã viết hàng trăm bài phê bình để phê bình hàng mấy chục giáo sư đầu ngành văn học, văn hoá học, sử học, mỹ học..., phê bình các sách giáo khoa, các giáo trình đại học trong các lĩnh vực khoa học nhân văn. Các vị giáo sư này chính là nòng cốt tinh thần cho chế độ mà Trần Mạnh Hảo dám phê bình. Nên các giáo sư trả miếng bằng cách quy kết Trần Mạnh Hảo dựa vào đảng, được đảng sai đánh các trí thức(!) Các vị giáo sư đầu ngành khoa nhân văn này quả tình có tội rất lớn với dân tộc VN, đã chính trị hoá toàn bộ khoa học nhân văn, góp phần dạy sai văn, dạy sai sử, dạy sai triết, dạy sai...cả đạo đức, luân lý cho phù hợp với tính đảng, tính giai cấp, là những thứ tính tiêu diệt hết tính khoa học của khoa học nhân văn...Các vị giáo sư này còn có một tội lớn là bán bằng bán cấp để có nhà, có xe, có tài sản như hiện nay, khiến nhiều vị cán bộ cao cấp chưa hết trung học vẫn có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Nền giáo dục xuống dốc tận cùng như hôm nay, lỗi tại cơ chế chính trị sai lạc đã đành, nhưng cũng lỗi bởi các vị giáo sư đầu ngành khoa học nhân văn này bảo hoàng hơn vua đấỵ Chính các vị GS đầu ngành này lúc nào cũng là đảng viên trung kiên của đảng, và hàng vạn học trò của các vị đã vu lên rằng Trần Mạnh Hảo dựa vào đảng để đánh trí thức(!) Mà "phe" của họ đông hơn kiến cỏ, còn Trần Mạnh Hảo trơ trụi có một mình. Lỡ đụng vào ổ kiến lửa thì phải chịu thôi.

Lê Thị Huệ: Nếu Trần Mạnh Hảo là một thường dân (như lời anh phát biểu trên) lại đi phê bình các giáo sư đầu ngành văn học, văn hoá học, sử học vv. .... Và có vẻ như những lập luận của Trần Mạnh Hảo có vẻ .... đúng ... thì hóa ra xã hội VN thật phản trí sức thế sao ? Anh có ôm đồm qúa không ? Hay giới trí thức bị bệnh bất lực nên một anh phó thường dân phải lên tiếng ?

Trần Mạnh Hảo: Vâng, tôi chỉ là một thường dân không hơn không kém, học hết phổ thông không được chế độ cho đi đại học vì lý lịch xấu vào hàng nhất nước; đến độ bị cán bộ xã ghét hành hạ, bắt tôi làm tổ trưởng tổ gánh phân bắc ( phân người). Nghĩa là, sáng sớm, tôi và hai người khác đến từng gia đình, gánh chiếc nồi đình chứa phân tươi đổ ra, lấy đất bột trộn với phân bắc, viên thành từng viên bón lúa, tất nhiên là lúa của hợp tác xã. Tối về nhà, không có xà phòng, dùng lá xoan, lá ổi, lá bưởi, chanh, lá sả chà sát cả tiếng đồng hồ mà tay mình vẫn thối như tay một xác chết.

Nhiều đêm, nghĩ thân phận mình sắp biến thành phân hôi thối mà kinh hãi, mà ù té chạy khỏi kiếp người trong mỗi giấc mợ Sao cả gầm trời này rộng thế nhưng hỏi còn chỗ nào cho con trai "tên ngụy kiêm địa chủ, công giáo tề dõng, với thằng con học giỏi văn có ông bà nội di cư theo địch vào Nam" này một chỗ bé như ổ chó, ổ lợn thôi trong gầm giường của xã hội xã hội chủ nghĩa để làm người ?

Tôi viết đơn tình nguyện đi bộ đội vào Nam đánh Mỹ để thoát khỏi kiếp phân ngườị Nhưng lý lịch xấu thế, bộ đội chê, cho nó đi B có mà thành thám báo, mật báo cho Mỹ ngụy đấy ! Cuối cùng, tôi phải đút lót 10 con gà mới được huyện đội, xã đội sửa thành phần lý lịch cho đỡ xấu mới được đi bộ đội; rồi tên khỉ gió này cũng được vượt Trường Sơn như ai...Đến khi làm thơ viết văn có tí tiếng tăm được lấy về Cục chính trị quân giải phóng làm báo Văn nghệ quân giải phóng, vẫn không được tin tưởng, vẫn không cho vào sống trong căn cứ chính của Cục Chính Trị Miền nơi rừng già Lộc Ninh, mà phải làm lều trại ở vòng ngoài... Làm cái anh công giáo theo đảng nó khổ nhục còn hơi chó, vậy mà cắn răng "Lấy sự khốn khó làm vui mừng Amen !" ( kinh đạo Chúa).

Nói dông dài như thế, để thấy Trần Mạnh Hảo chỉ là anh phó thường dân, sao lại dám xông vào Hàn lâm viện nhân văn của chế độ mà vạch ra vạn ngàn cái sai kiến thức, sai phương pháp luận, sai cả hành văn, sai cả bao nhiêu hệ thống từ triết học, văn học, sử học, văn hoá học, mỹ học, luân lý, chính trị học...của mấy chục giáo sư đầu ngành có tuổi đảng 50, đến 60 thì hoá ra " tên Trần Mạnh Hảo" này khùng hay sao ? Tôi đã viết hàng trăm bài báo, đã in thành 5 tập sách và còn vài ngàn trang sách chưa in thành sách để chứng minh rằng xã hội VN trong lĩnh vực nhân văn hiện nay đều đi sai đường và đều do các nhà sai học là những giáo sư đầu ngành dẫn dắt. Một thường dân không có bằng đại học như Trần Mạnh Hảo lại làm cả một hệ thống giáo sư do đảng đào tạo tịt ngít, cứ im thin thít như thịt nấu đông, giả vờ không thấy việc Trần Mạnh Hảo đang vạch ra trước xã hội toàn bộ cái sai kinh khiếp của toàn hệ thống khoa học nhân văn , thì quả là chuyện y như bịa phải không ? Sự thiếu vắng mặt bằng trí thức của xã hội VN hôm nay là hậu quả của khẩu hiệu đầu tiên do đảng CS Đông Dương trưng ra trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh từ 1930, chỉ ra nhiệm vụ của cách mạng CS trước hết phải tiêu diệt trí thức : " Trí, phú, địa hào đào tận gốc trốc tận rễ" !

Lê Thị Huệ: Anh định nghĩa thế nào là một nhà văn ? Theo anh nhà văn là 1 nhà hoạt động xã hội đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hơn ?

Trần Mạnh Hảo: Theo tôi, nhà văn trước hết và sau cùng phải là một con người đúng nghĩạ Anh có thể trở thành nhà hoạt động xã hội đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hơn như chị nóị Nhưng nhà văn, anh cũng có thể là kẻ vừa bị tù ra, một kẻ bị nhà cầm quyền khinh ghét, có thể anh lại ở phe kẻ cầm quyền (ấy là tính trong xã hội dân sự, chứ xã hội VN hôm nay mà dây vào tí chức tí quyền là coi như toi, coi như anh chỉ là công cụ, phần người bé đi vì phần ngợm phình ra). Ở đâu có chuyện chính trị hoá văn học thô thiển là ở đó văn học trốn hết. Nhà văn là một kẻ yếu đuối phù suy, một kẻ
thương người có khi thành ấm ớ, một kẻ ngây thơ và khốn khó như nhân dân của mình. Khi một nhà văn tót lên đài danh vọng của bất cứ sự xưng tụng từ bất cứ phía nào là lúc vai trò và thiên chức nhà văn nơi anh sắp rời bỏ anh, để anh thành con thú nhồi bông cho trò chơi chính trị bồng bế giả làm búp bê.

Lê Thị Huệ: Những nhà văn trong chế độ Cọng Sản thì được chế độ này cấp thẻ Hội Nhà Văn. Nhà văn mà bị cấp thẻ thì làm sao còn tự do viết. Theo anh, nhà văn có cần tự do (để viết) không ? Hay thiếu tự do người ta vẫn có thể sáng tác những tác phẩm xuất sắc được ?

Trần Mạnh Hảo: Chế độ CS chỉ có một Hội Nhà Văn của nhà nước. Tuyệt đối không cho anh nào lập nhóm, lập phẹ Vì chỉ mình Đảng CS được quyền lập phe phái thôi, các anh tính lập phe tranh đua với đảng ư, bỏ tù các anh liền cho các anh vào mà lập phe với còng số tám. Cái thẻ nhà văn chẳng ăn thua gì cả, nó chỉ là một miếng giấy có in hình nhà văn và chữ ký của ông Hữu Thỉnh mà thôi. Nó
xác nhận anh làm nghề viết văn để công an khỏi nhầm anh với anh hàng thịt, với bác hoạn lợn. Cái thẻ ấy bản thân nó không thể làm mất tự do sáng tác của anh. Bây giờ, anh nào nói tại chế độ CS tôi không có tác phẩm lớn anh đó nói láo. Tất nhiên, xã hội CS bao năm cấm các anh nói toẹt ra sự thật, kiểu Ly Thân là ăn đòn ngaỵ

Nhưng trong tình hình hiện nay, hỡi các thiên tài ở ẩn, hỡi những vĩ nhân đang đổ lỗi cho CS làm anh không giật được giải Nô-ben, có tài thì im đi mà viết, viết chui càng thích ( ví như có nhiều anh vợ con đề huề mà chỉ thích yêu chui !). Đổ lỗi cho xã hội trói buộc như thế chỉ là các ông nhà văn bất tài nói phét. Các nhà văn hải ngoại kia suốt 30 năm nay với sự tự do sáng tác tuyệt đối, sao vẫn chưa có tác phẩm vĩ đại làm chấn động thế giới ? Anh có tài, xin anh cứ viết đi, viết cho hết lòng để đấy in sau, hoặc chỉ cần bấm một nhát trên email là cuốn "Chiến tranh và hoà bình" tái thế
của anh sẽ được một nhà xuất bản hải ngoại ấn hành ngay cho cả thế giới biết mặt. Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Nguyễn Viện...nhấn chuột máy vi tính chỉ nháy mắt là tiểu thuyết của họ đã sang Mỹ, vài tháng sau sách ra lò đã nằm giãy đành đặch trên giá sách như một con cá chép vừa bắt lên từ sông Hồng. Tôi nghĩ, tự do hay không tự do là do chính mình, do mỗi nhà văn, dù anh sống trong một cái lồng chế độ có rất nhiều chim hót đi nữạ Chính ông Hồ Chí Minh đã khuyên chúng ta bằng 2 câu thơ :

" Thân thể tại ngục trung / Tinh thần tại ngục ngoại". Có người sống trong tù mà lòng tự do, có kẻ tự do ngoài đời mà hồn vía bị chính mình nhốt vào nhà tù của định kiến, u mê !

Lê Thị Huệ: Tôi xin phép cắt ngang, hỏi anh đã đọc tập thơ Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí Thiện chưả Riêng cá nhân tôi, đã từng trò chuyện với nhà thơ Tô Thùy Yên và nói, anh Tô Thùy Yên à, em thấy thơ anh vĩ đại như bất cứ nhà thơ vĩ đại nào của thế giớị Nhưng rất tiếc qua tập thơ Thắp Tạ của anh mới chỉ có mình em và vài người khác, ngưỡng mộ anh là thi tài vĩ đại của thế giới. Mấy nhà phê bình kia, mấy người đọc kia còn bận đi phò các thi tài vĩ đại của Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Đức rồi. Bạn của tôi nữa, Ngu Yên cũng là một nhà thơ ngon của hải ngoạị Tại vì nhiều lý do khác mà những nhà thơ nhà văn Tiếng Việt chưa được thế giới xem là vĩ đại, chứ không phải chúng ta chưa có những sáng tác vĩ đại, anh nghĩ thế nào ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị, tôi chưa được vinh dự đọc tập thơ "Hoa địa ngục" của ông Nguyễn Chí Thiện. Qua các đài phát thanh hải ngoại, tôi biết ông Nguyễn Chí Thiện thuở còn trong nước hầu như làm một nghề duy nhất là đi tù. Hồi nhà văn Phan Nhật Nam mới đi tù ...(đi "học tập"giời ạ ! Đánh tráo khái niệm : đi tù thì gọi là đi tù, lại gọi là "đi học". Hèn gì trẻ con trong nước hiện nay sợ đi học một phép, chỉ thích trốn học, vì việc "đi học tập" tại trường đồng nghĩa với việc đi tù ư ? Cha ông dạy : Danh không chính thì ngôn không thuận là vậy hỡi các cụ giời con !)...về, kể cho tôi nghe
cuộc đời trong tù của ông hay hơn tiểu thuyết rất nhiềụ Tôi bảo ông Nam : ông ngồi viết ngay đi, viết một cuốn rất thật, y như ông kể với tôi và đặt cho nó cái tên : "Tôi hành nghề đi tù", dứt khoát là hay, là tác phẩm lớn. Nhưng sang Mỹ, không hiểu ông Nam trời thần đất lở này đã có cơ viết lại chuyện kia chưa ?

Xin lỗi chị, Trần Mạnh Hảo là "một nhà lan man học" hay chuyện nọ xọ chuyện kia, à chị hỏi về thơ Tô Thuỳ Yên. Vâng, tôi có đọc nhà thơ nàỵ Trước năm 1975 Tô thi sĩ chưa hề xuất bản tập thơ nào, tuy rằng tiếng hay cũng vào hàng đệ nhất miền Nam. Tôi có đọc cả 2 tập thơ của ông Tô Thuỳ Yên xuất bản bên Mỹ : 1-tuyển thơ Tô Thuỳ Yên, 2- Thắp Ta.. Nhìn chung, 2 tập thơ này của Tô Thuỳ Yên là 2 tập thơ haỵ Tô Thuỳ Yên tiếp tục lối thơ truyền thống theo kiểu Quang Dũng, nhưng có nhiều sáng tạo và vẫn mới vì giàu cảm xúc. Còn nhà thơ Ngu Yên chị khen thì tôi chưa được đọc thành hệ thống, chỉ đọc loáng thoáng mấy bài lẻ, thì thấy thơ của Ngu tiên sinh rất có căn cốt, khí lực thâm hậu, hồn vía ẩn tàng...Còn cái vụ các nhà thơ nam giới không chịu khen nhau thì đó là chuyện
thường tình : " trai ghen tài, gái ghen sắc" mà chi.. Chỉ có người tài thật mới biết "liên tài", biết khen thơ thiên hạ !

Lê Thị Huệ: Làm sao để các tác giả có thể đối thoại với nhau trong một tinh thần hoà nhã ? Cuộc đối thoại giữa anh và nhà thơ Trần Nghi Hoàng hải ngoại trên Gió O đã thất bạị Ngay cả với người cùng chiến tuyến với anh, là đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, hai anh không trao đổi, mà tố cáo lẫn nhau thì đúng hơn.

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị : nguyên tắc của tôi khi phê bình : tuyệt đối không xúc phạm cá nhân, không đao to búa lớn. Các ông Trần Nghi Hoàng, Đỗ Minh Tuấn là những người "gây sự" trước, xúc phạm cá nhân chúng tôi tới tận cùng. Hai ông này, trong các bài viết chửi bới Trần Mạnh Hảo (Trần Mạnh Hảo) đã gọi chúng tôi là "con vật", "là chuột", là "công an", là "chồn hôi", là "giun kim"... nghĩa là Trần Mạnh Hảo không phải con người. Trong khi chúng tôi không hề đáp lại với 2 ông này bằng giọng điệu "kinh khiếp" đó. Tôi chỉ xin hỏi ông Trần Nghi Hoàng mấy câu hỏi thôi, có kết luận gì đâu, mà ông giận dữ hơn thiên lôi, chửi bới tàn tệ tôi nhường ấỵ Còn ông Đỗ Minh Tuấn chả kém gì ông Nghi Hoàng, chửi bới chúng tôi tàn hại hết biết. Chúng tôi chỉ dựa vào văn bản của các ông kia mà thưa lại, mà phân tích sự giả dối và lập luận phi logic của các ông này thôị Nói thật với chị, việc chúng tôi "đối thoại" với ông Tuấn và ông Hoàng là một việc làm thiếu sáng suốt của chúng tôi vì 2 ông này dữ tợn quá sức, bất chấp phải trái và thiếu "văn hoá tranh luận".

Còn chuyện chị Lê Thị Huệ bảo Trần Mạnh Hảo là "người cùng chiến tuyến" với Đỗ Minh Tuấn thì quả là oan cho chúng tôị Ông Tuấn nhiều lần khoe trên Talawas từng gần 15 năm làm "quan chức cao cấp bí mật" cho đảng CS, cụ thể ông ta khoe mình từng là "cố vấn ngầm", "thư ký chìm" cho ông Lê Đức Thọ và các ông trong Bộ chính trị để hiến kế, giới thiệu nhân sự và "tâu" các chuyện
của văn nghệ sĩ để các ông trên xử lý. Chúng tôi chỉ là dân đen, cả đời không biết đến cửa một ông vụ trưởng, chứ chưa hề quen và biết một ông cán bộ cao cấp nào của đảng và nhà nước, thì làm sao "cùng chiến tuyến" với ông Đỗ Minh Tuấn- một người ăn kẻ ở trong nhà ông Lê Đức Thọ và các ông Bộ Chính trị được.

Lê Thị Huệ: Hình như tất cả những điều trên không liên hệ gì đến sáng tác nghệ thuật cả, đúng không ?

Trần Mạnh Hảo: Đúng, nhưng nó liên quan đến con người, đến nhân cách của con ngườị Mà con người thì đẻ ra nghệ thuật. Cho nên những điều chúng tôi "tranh luận" với Cối xay gió Đỗ Minh Tuấn kia, bản chất cũng chính là những điều liên quan đến nghệ thụật vậy !

Lê Thị Huệ: Phần lớn những người đọc ở hải ngoại đều nghĩ như câu hỏi tôi đã đặt ra, Trần Mạnh Hảo và Đỗ Minh Tuấn cùng một chiến tuyến, đều là những cán bộ văn hóa của chế độ cọng sản. Anh có thấy sự thật là điều cần chà cho nó sáng lên không ? Nhất là đối với những con người VN sống trong giai đoạn vừa qua và hiện nay: Sự thật bị những điều gian dối đánh tráo và phủ chụp. Anh có tin là anh là người thợ rèn chữ thành công trong sứ mệnh chà sáng sự thật ?

Trần Mạnh Hảo: Vấn đề quan trọng là Trần Mạnh Hảo, hoặc ĐMT viết ra, làm ra được món gì có thể gọi là nghệ thuật, để có thể cống hiến cho đất nước, chứ không phải "Ký ức Điện Biên"- mì ăn liền cúng cụ cống hiến cho sự tuyên truyền của chế đô.. 16 năm nay, kể từ khi viết và in xong cuốn Ly Thân, Trần Mạnh Hảo không còn nằm trong hệ thống chính quyền nữa, chỉ là dân đen, mà dân đen thì không phải là "cán bộ văn hoá của chế độ CS". Các nhà văn như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Dương Hướng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh... hiện nay vẫn là những "cán bộ văn hoá của chế độ CS" nhưng tác phẩm của họ hiện đang được hải ngoại đón chào ầm ĩ kia thì nó nói lên điều gì vậy ? Đỗ Minh Tuấn hoàn toàn khác với những nhà văn kia, khác về bản chất: một bên chủ động luồn lọt cố tìm chỗ đứng trong hàng ngũ cán bộ cao nhất của chế độ, một bên chỉ thụ động là những viên chức ăn lương kiêm viết văn.

Theo tôi, anh em hải ngoại mà cụ thể là chị, cần phân biệt Tác phẩm và tác giả. Cách nhìn xét giá trị tác phẩm qua thân nhân tác giả ( mà thân nhân đó thường do thêu dệt, bịa đặt mà ra) là một cách nhìn có hại cho văn học VN.Ví dụ, như ông Nguyễn Khoa Điềm đột nhiên, sau khi về hưu lại công bố một cuốn hồi ký chân thực và xúc động có thể làm choáng váng dư luận, được công chúng tìm mua như tôm tươi, thì chả lẽ vì ông ta từng là quan chức chóp bu của đảng mà phủ nhận tác phẩm hay kia của ông ư ? Cũng ví dụ như thế với ông Nguyễn Cao Kỳ đang bị hải ngoại chửi hết cỡ, đột
nhiên lại tung ra cuốn hồi ký hay như mộng thì lúc ấy ta lại chẳng khen ông Kỳ hết lời, quên cái chuyện vặt ông về nước dưỡng già ham vui phát biểu lăng nhăng hay sao ?

- "Cái kim trong bọc lâu ngày cũng ra", huống nữa là sự thật về hai con tép riu Trần Mạnh Hảo - Đỗ Minh Tuấn thì có gì khó, chỉ cần xem, cần đọc vài ba tác phẩm, vài ba bài báo của mỗi con ễnh ương văn nghệ này là biết liền ai chân, ai ngụy thôi mà !

Lê Thị Huệ: Tại sao không đặt thẳng vấn đề và đối thoại từng đề tài một, mà lại tố cáo chuyện cá nhân nhau ?

Trần Mạnh Hảo: "Tố chuyện cá nhân" chúng tôi là ông Đỗ Minh Tuấn bịa ra cả, còn tôi đâu biết chuyện cá nhân của ông ta mà tố. Chính ông Tuấn tự "tố" chuyện "quan hệ" với ông lê Đức Thọ và các ông Bộ chính trị suốt gần 15 năm của mình trên Talawas đó thôi ! Chính ông ta khoe được vinh dự ăn cơm với Phạm Văn Đồng và tí nữa Lê Đức Thọ đã cho ông ta làm Bộ trưởng Bộ Văn hoá !

Lê Thị Huệ: Và làm sao để người đọc biết được đâu là sự thật

Trần Mạnh Hảo: Sự thật hiện ra ở các bài của hai bên "tham chiến" chứ còn đâu !

Lê Thị Huệ: Câu trả lời trên rất kinh khủng . Vì sự thật hiện ra trên trang giấy khác với sự thật ngoài đời sống kiạ Sự thật trên trang giấy là một sự thật tái tạo. Anh nói đấy là sự thật, nhưng đấy chỉ là những lời kể lại sự thật. Cả hai anh đều hàm hồ biện luận cho sự thật của mình. Và cả hai đều rất giỏi viết. Và tiếc các bài viết này lại xuất hiện ngoai nước, nơi các anh không sinh sống ? Thế thì câu trả lời vẫn là làm sao để độc giả tin là các anh đang viết lại một sự thật ? Nên nhớ độc giả như chúng tôi không biết gì về tất cả những chuyện mà các anh đang "tố cáo" lẫn nhau

Trần Mạnh Hảo: Tôi nói từ sự thật là cái sự thật trong bản chất, qua sự sàng lọc của tư duy phán đoán và phán xét của người đọc, không phải là SỰ THẬT chủ quan do mỗi bên "tham chiến" vơ vào mình. Câu hỏi này tôi đã trả lời ở phần trên. Rằng cả một thể chế giấu sự thật kỹ như mèo giấu của quý kia mà thiên hạ còn tìm ra được, huống nữa là 2 kẻ tranh biện kiểu bèo giạt mây trôi ở cấp cóc nhái kia, làm sao mà màn thưa che được mắt thánh của người đọc, nhất là một người đọc tinh quái như chị ?

Lê Thị Huệ: Bàn qua tác phấm Ly Thân. Anh muốn độc giả hiểu tác phẩm này như thế nào ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị, tôi viết "Ly Thân" trong cảm xúc được ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói năm 1986. Mừng quá viết một mạch, hơn 400 trang viết chỉ có 25 ngày, như thể bao gan ruột ứ đầy tự nhiên trào ra hết trang giấỵ Viết như ngủ mơ, như thần nhập vì vui quá, sướng quá, vì mình có tay mà bị đảng trói như trói súc vật, trói chặt quá không nhúc nhích được, nay bỗng dưng được cởi trói, không dám tin là thật .

Công nhận, làm một con người, một nhà văn không có tội tình gì trong một "chế độ ưu việt nhất thế giới" " Tự do dân chủ gấp vạn lần Tư bản" (điều này cũng chính đảng và ông NVL tuyên bố) mà lại bị đảng cầm quyền trói như trói gà trói vịt, trói chó trói mèo thì kể ra cũng không được vinh dự cho lắm.Thấy ông to nhất của chế độ bảo : thôi, đảng tha trói cho các đồng chí văn nghệ sĩ thân yêu, viết đi, thế là tôi viết. Về mặt nào đó, "Ly Thân" đúng là viết trong cơn say cởi tróị Chị và anh em nhà văn hải ngoại chưa bao giờ bị "Mỹ ngụy" trói như đảng thương mà trói nghiến anh em nhà văn chúng tôi suốt bao năm, nên không thể chia sẻ nổi niềm vui của những kiếp người, kiếp văn được chủ nô cởi trói như bọn tôi đâụ Bằng một từ cởi trói của ông Nguyễn Văn Linh, đã nói lên rất chính xác bản chất của chuyện tự do sáng tác trong nước.

Lê Thị Huệ: Câu trả lời của anh làm cho tôi xúc động đến lịm người. Cám ơn anh.

Trần Mạnh Hảo: Cám ơn chị đã khen. Tôi vinh dự chết đi được ấy, không phải nói chơi đâu! Nếu tôi nói gian, xin giời bắt bé bằng con kiến !

Lê Thị Huệ: Từ đó đến nay, nhiều dư luận về quyển Ly Thân, anh nghĩ là những nguồn dư luận này có công bình với anh ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị, dư luận khen chê đối với một tác phẩm văn học là bình thường. Cuốn "Ly Thân" của tôi thiệt thòi là vừa in ra đã bị cấm, bị tịch thu ở trong nước.May có một số anh em hải ngoại in lại ly thân từ bên Pháp, bên Mỹ...nên bà con ở ngoài có dịp được đọc cuốn nàỵ Những cuốn sách ban đầu gây dư luận của chị Dương Thu Hương, anh Nguyễn Huy Thiệp may hơn sách của tôi là không bị trong nước cấm, lại đựợc hải ngoại công kênh ca tụng tới bến...

Lê Thị Huệ: Tôi có một kinh nghiệm kỳ kỳ. Là lần đầu tiên khi đọc Ly Thân, tôi rất kết tác phẩm này nhưng không hiểu sao, mỗi lần tôi mở miệng ra khen Ly Thân với mấy bạn văn (phần lớn là nam giới), tôi đều bị quạt lại, là đừng tin Trần Mạnh Hảo, đây là một cán bộ văn nô vv ... Tôi cảm thấy mơ hồ là hình như anh bị một hệ thống nào đó tấn công ? Trong khi các tác giả như Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp thì lại được một hệ thống nào đó cố tình nâng lên. Bây giờ tiếp xúc với anh, tôi lờ mờ cảm nhận rạ Dĩ nhiên người ta không thể dùng những người mà họ không thể mặc cả hay không thể kiểm soát được. Anh không có ô dù như Dương Thu Hương, anh không im im như Nguyễn Huy Thiệp. Có phải vì thế nên anh không ở trong danh sách những người được các thế lực khác đánh bóng lên?

Trần Mạnh Hảo: Chị Huệ ơi, chị đã mở đường cho hưu chạy đấy nhé ! Chị đã có lời, tôi xin mở ruột, xin thưa ra hết rồi có ai họ tức họ lại bắt đền chị, rằng tại cô Huệ mà tay Hảo "cán bộ văn nô" này nó hư, nó lên nước, nó tưởng bở nó có tài ! Rất cám ơn lời khen của chị với cuốn Ly Thân : "Tôi rất kết tác phẩm này". Cứ giả dụ như Trần Mạnh Hảo là "Cán bộ văn nô" như có "mấy bạn văn ( phần lớn là nam giới)" của chị quy kết, thì cuốn Ly Thân đã ra đời, độc lập với tác giả của nó, nếu nó làm ai rung động, thì chính nó đã vượt ra khỏi ý đồ cò mồi văn nô đen tối kia, thành phản tác dụng, thành tuyên truyền ngược, là phản thùng văn nô văn đùa rồi còn gì ! Tôi có thể đoán được một số văn sĩ nam giới ấy lúc đó chắc tức đỏ mặt, vì xưa nay chị không chịu khen các trước tác "thiên tài" của họ, mà lại đi khen sách của cái tên bá vơ cha kăng chú kiết văn nô văn niếc Trần Mạnh Hảo bên kia chiến tuyến quốc cộng Trịnh Nguyễn phân tranh kia ?

Chị thật là liều. Giờ sau khi gần 20 năm cuốn Ly Thân ra đời, chị lại dám lên mặt báo để "động viên" Ly Thân của nó thì là bước liều thứ 2. Chả nói dấu gì chị, hồi 1986 của mùa xuân văn nghệ cởi trói đổi mới ấy, tôi đã đổi mới trước cả Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Duy, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh...ít nhất 4 năm bằng bài thơ "Khóc Nguyên Hồng" có tên chính thức là "cho một nhà văn nằm xuống" năm 1982 tại Vũng Tầu, gây chấn động dư luận hồi ấy, mà dư luận gọi là vụ án "Khóc Nguyên Hồng". Sau đó tôi cho in mấy chục bài thơ trên các báo với tâm thức tiền đổi mới gây tiếng vang không kém. Những bài thơ này hầu như 50% đã vừa được giới thiệu trên trang web (bấm vào đây đọc, thơ Trần Mạnh Hảo 1, Thơ Trần Mạnh Hảo 2). Nhà văn Xuân Sách, trong tập thơ "Chân dung Nhà Văn" đã viết về Trần Mạnh Hảo như sau :

"Này thằng Trần Mạnh Hảo Đi phỏng vấn Chí Phèo Lão chết từ tám hoánh Đời mày còn gieo neo Còn cái lão Bá Kiến Đục bản in thơ mày Bao giờ mày say rượu Bao giờ thì ra tay ?" Nhưng trong các tài liệu "văn học sử" của các vị được mệnh danh là Văn học đổi mới, tuyệt nhiên không có dòng nào cho tôị Chị có thể tham khảo điều này bằng tiểu luận viết về văn học đổi mới trong nước của bà Thụy Khuê bên Pháp có đầy trên các trang web. Bà Thụy Khuê còn vơ bèo gạt tép cho những tác giả a dua đổi mới vào hàng khai phá, mà cố tình quên Trần Mạnh Hảo là một ý đồ chung của nhóm gọi là Văn học cởi trói do Nguyên Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Phạm Xuân Nguyên ...trong nước "bảo kê". Những người trên hầu hết đều bị tôi phê bình vì viết nhiều bài ẩu tả, sai trái...Còn ở hải ngoại là những ông bà nào trong băng "Nguyên Ngo.c-Hoàng Ngọc Hiến" thì tôi khỏi nói chị ắt biết rõ. Hồi ấy, có mấy ông trùm sò Văn nghệ cởi trói mang một danh sách mật gồm các nhà văn nhà thơ với nhiều ông bà nổi tiếng, bảo tôi muốn được "bảo hiểm", được lăng xê ở nước ngoài thì ký vào đây, ký vào là phải làm theo yêu cầu của chiến hữu mới có thể yên ổn không bị công an làm phiền, trong nước TIỀN HÔ một tiếng là anh em hải ngoại HẬU ỦNG liền.

Nhưng trời đã sinh ra Trần Mạnh Hảo một kẻ ương hơn ghẹ, bướng vô cùng, rất hãi bị kẻ khác lãnh đạo, kẻ khác giật giây nên không ký tên vào hàng ngũ các nhà văn cởi trói được chiến hữu tầm xa "bảo vệ ". Không biết có phải vì vậy mà cuốn Ly Thân của tôi bị "anh em ta ở hải ngoại" ghẻ lạnh hay bởi vì nó dở quá, không có ma nào đọc ?

Lê Thị Huệ: Băng đảng và ngoại giao là chuyện có thật mà tôi biết. Tôi cũng từng ngứa mắt như anh khi thấy hiện tượng băng đảng và quà cáp (party, tặng rượu, tặng tiền quảng cáo, anh anh em em ngọt ngào hoặc ngủ nghê với các ông chủ bút các ông bầu phê bình ...vv...vv). Chính tôi cũng bi.. Ngày xửa ngày xưa, lúc còn là một cô gái trẻ đẹp mới mới bước chân vào làng, tôi cũng từng bị những cú tấn công tình cảm (giả dối, nhưng ai thật thì nhớ và cám ơn nghen), hoặc những cung cách ứng xử băng đảng này no.. May vì nhu cầu suy nghĩ độc lập trong tôi khá mạnh, và tôi vẫn thường bướng bỉnh với đàn ông, nên tôi gạt phăng, không qụy lụy ai cả. Tôi chán ngắc ngư vì biết rất rõ trò chơi này của ho.. Nhưng chán hơn nữa là hình như có nhiều tác giả lẫn độc giả tin theo các đòn phép của các ông bà bầu sô văn học (hạng bét) tung rạ Anh có nghĩ là đời sống vốn dĩ là thế. Có gì mà phải ầm ĩ. Chấp nhận nó đị Hoặc chúng ta nên lên tiếng.

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị, đúng là chúng ta cần phải lên tiếng về cái thói bè phái chơi xỏ nhau, đố kỵ ghen tài nhau, bầu xô bầu chậu đút lót nhau, giành giật tên tuổi nhau trong văn học ( kể cả việc dùng vốn tự có để lót đường danh vọng của chị em ta nào đó muốn thành thiên tài mà không thông qua lao động nghệ thuật chân chính như chị vừa nêu !). Nhưng tiếng kêu của chúng ta, nếu có, cũng chỉ là tiếng kêu cô lẻ trên đồng vắng. Ngay ở trong nước, giờ đây cũng hình thành một nhóm các vĩ nhân Hà Nội được hải ngoại dịch, ai không quy phục nhóm này, sẽ bị cho ra rìa, không được lăng xê, không được công luận để ý ! Thôi, đó là thói thường ở đờị Văn học là chuyện muôn đời, là công việc của trăm họ, không phải của riêng ông nọ bà kia hay nhóm này băng đảng khác. Cái gì thực tài, tự nó sẽ bứt lên.

Lê Thị Huệ: Anh có vẻ chịu khó đọc sách và nghiên cứu học hỏi, anh nghĩ là mình chịu ảnh hưởng tác giả Viet Nam hoặc tác giả thế giới nào

Trần Mạnh Hảo: Vâng, thưa chị, có vẻ thôi ạ, chứ sách vở đâu phải là sở trường của tôị Sở trường của tôi là chính cuộc đời, và cuộc đời tôị Một nhà văn không đi cùng tận cuộc đời mình, không tự vác lấy thân phận mình mà đi đến ngọn Núi Sọ bi kịch đầy vẻ phi lý, hư vô của mình, nhà văn ấy tìm thấy gì trong sách vở người khác chứ ? "Nghiên cứu học hỏi" là việc của cả đờị Tôi nghĩ : tại sao chúng ta phải đọc một vạn cuốn sách ? Chỉ vì chúng ta bất lực, không đọc được cuốn sách vĩ đại nhất của trần gian này chính là bản thân chúng tạ Trời ban cho mỗi người một thiên thư : cuốn sách lớn nhất chính là bản thân mỗi con ngườị Nhưng cuốn Thiên thư-người kia chừng như bị mã hoá. Chúng ta phải mò mẫm tìm đọc sách của nghìn vạn nhà, cơ hồ tìm được chiếc chìa khoá mở ( giải mã) cuốn Thiên thư-bản thân mình. Ai đọc được bản thân mình, người đó là bách khoa, giống như Khổng tử, Lão tử... Ai đọc được bách khoa ( sách của vạn nhà) mà chưa đọc nổi bản thân mình, người đó là ...mo.t tử ! Hi vọng, mỗi nhà văn chúng ta, đều có thân phận mọt tử kia, giờ đang lần đọc BẢN THÂN MÌNH. Về điều này, có lần tôi đã viết về nghề mình như sau : " Bút đào huyệt giấy mà chôn mình dần". Đọc mình, là để chôn mình dần trên trang giấy vậỵ

Chị hỏi tôi bị ảnh hưởng bởi ai ? Xin thưa, mọi người tôi gặp, mọi sách tôi đọc đều đã ảnh hưởng đến tôị Thuở nhỏ, chính Kinh Thánh là sách đầu đời của tôi đã cho tôi cảm giác siêu hình. Và mẹ tôi - người đàn bà chưa học hết lớp 4 đã cho tôi sự sống, hơn nữa cảm giác sống, ảnh hưởng lớn nhất đến đời tôi bằng câu nói : "Chạy thôi con ơi !". Mở mắt ra thấy lính Pháp đi càn, pháo bắn cấp tập, tầu bay ném bom, Tây đen Tây trắng đi càn, mẹ giục : " Chạy thôi cơn ơi!". Rồi đội cải cách ruộng đất đến dỡ nhà, bắt bố đi, mẹ dắt 3 đứa bé bảo tôi: " Chạy thôi con ơi!"... Suốt đời mẹ luôn phải giục đàn con : "Chạy thôi con ơi !" như thế ! Nay, lớn rồi, tôi lại không nghe lời mẹ dặn, chính ra thấy chỗ trường văn trận bút mà chạy đi con ơi, đừng lăn vào thì đời tôi đã khá hơn nhiềụ Mẹ tôi cũng chính là thầy dạy tôi triết học; khi thấy tôi chơi với kiến rồi giết hàng nghìn sinh mạng như chơi, mẹ bảo tội chết; tôi bảo : kiến có phải người đâu, nó có biết nghĩ đâu mà tội ! Mẹ tôi nói một điều mà sau này tôi mới thấy là một định hướng triết học cho tôi, rằng :

" Hảo ơi, con có là kiến bao giờ đâu mà con bảo kiến không biết nghĩ ?". Vâng thưa mẹ, chỉ những kẻ chưa hề là người bao giờ thì mới không biết thương đồng loại, đang tâm đi giết, đi trói đồng loại như trói gà trói qué !

Lê Thị Huệ: Anh nhắc đến mẹ, thế còn bố anh. Anh nhìn giống ai, giống bố hay giống mẹ ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị Huệ, tôi vừa giống bố, vừa giống mẹ. Thuở nhỏ, tôi yêu mẹ tôi vô cùng, yêu hơn yêu Chúa Kitô ở trong hồn mình vậỵ Nay mẹ tôi đã mất, chỉ còn bố già ở một mình ngoài quê, các em không ai ở chung nổi với cụ, vì cụ khó nết còn hơn đảng CS nhiềụ Bố tôi, người đã truyền cho tôi một quái tính là bướng trời sầu quỷ khốc của ông bà dòng tộc để lạị Không hiểu sao, hồi bé tôi rất ghét bố. Có lẽ vì một ông bướng lớn rất khó ở với một ông bướng con nên ông hay đánh tôi, ngày nào mông đít tôi cũng được ăn lươn cả con. Ghét bố đến nỗi hồi cải cách ruộng đất, bố tôi bị đi tù, tôi lại đến nhà thờ cầu Chúa và Đức Mẹ rằng :

" Xin Chúa và Mẹ Maria nhân từ cho bố con đi tù lâu lâu một tí để con nhớn ( lớn), chứ không thì bố con đánh con đến mức không thể nhớn (lớn) lên được ạ !". Khi vào bộ đội, lúc tôi thi chạy, đạt được danh hiệu chạy nhanh nhất sư đoàn; nhà báo Quân khu Ba là anh Lê Lựu ( tức Lê Lựu nhà văn nổi tiếng bây giờ) đến phỏng vấn rằng : " Này đồng chí Hảo, do có phải học nghi quyết xong là đồng chí thi chạy liền, và chạy đúng nghị quyết đảng, nên chạy nhanh ngang gió phải không ?". Tôi trả lời nhà báo: " Thưa không ạ, vì từ bé tí bố em đã đuổi đánh em chạy khắp làng, để ông bắt được là ông đánh nát đít, do đó em thành người chạy nhanh nhất làng Bình Hải ạ ! Nhà báo không tin về làng em mà hỏi, cả làng sẽ kể : ồ, vài ngày lại thấy ông Hiền cầm roi rượt đánh thằng cu Hảo, hai cha con chạy đuổi nhau như đèn cù !" Ghét bố, nhưng lớn lên, tôi lại thương ông vì tính ông bất mãn chế độ kinh niên, chuyên làm hò vè ca dao chửi chế độ, và hay chửi bới cán bộ xã nên ông bị chính quyền xã, huyện bắt thường xuyên, bị bắt và bị nhốt cả hơn chục lần. Công an bắt ông ra xã cho dân kiểm điểm vì tội nói xấu đảng, ông coi tòa án nhân dân này như là sân khấu, và tự diễn hề làm mọi người cười nôn ruột. Bố tôi, trong các lần toà án huyện xử tội làm ca dao hò vè chửi cán bộ, ông vẫn cứ coi như trò hề, nói năng tếu táo làm quan toà huyện cười bắn cả nước bọt ( nước miếng ) vào mặt nhân dân. Thế rồi sau khi nhốt ông 2 tuần, toà án tha ông ra nhưng ông cứ ôm lấy cửa nhà giam quyết không chịu ra, với lý do xin ở đây luôn vì được tha về nhất định bị bắt lạị Thả ông khỏi tù, ông không ra, đến nỗi công an huyện tát gẫy răng ông, khiêng ông vất lên xe bắt ông ra tù, ông lại kêu xin cho con cái giấy được tạm tha...Thằng công an bé con chưa vắt sạch mũi mắng một ông già : " Giấy cái mả mẹ mày á ! Bắt không giấy thì thả làm đéo gì có giấy!".

Mỗi lần bố tôi bị bắt, mẹ tôi và chúng tôi lại khổ trăm đường. Đến nỗi, năm 1980, cán bộ xã huyện ghét bố tôi quá, nên chúng đuổi cha mẹ và các em của tôi ra khỏi nhà, tịch thu nhà và đất, vì lí do : nền nhà này, vườn đất này của ông nội tôi (đã di cư vào Nam- và đang ở Mỹ). Mùa mưa, cả nhà tôi gồm cha mẹ và 3 em phải che áo mưa ăn ngủ ngoài bờ tre, vì nhà đã bị chính quyền niêm phong. Bố tôi vẫn quyết trêu chọc chính quyền, lấy ảnh Bác Hồ và bằng gia đình vẻ vang ( vì có con trai là tôi đi B -tức đi chiến trường đánh Mỹ) treo vào chỗ đít con trâu ( con trâu cột sát chỗ cả nhà trú mưa bên bờ tre). Công an Xã lại xuống hạch tội chính trị, bảo "lão Hiền" ( tên bố tôi) dám để ảnh Bác Hồ vào chỗ đít con trâu là phản động ngang đế quốc Mỹ; tội này cứ là mọt gông, rồi trói gô ông lại như trói một con lợn mang đi thịt. May quá, lúc đó, năm 1980, tôi đã là nhà văn, nhà báo có tiếng trong nước, nhờ quen biết từ Hà Nội và tỉnh Nam Định, tôi mới từ Saigon ra, về quê "giải phóng cha mẹ" khỏi cường hào ác bá mới; nhờ uy của bí thư huyện uỷ là bác Khoan, bạn thân của nhà văn Chu Văn ( mà ông Chu Văn lại là Chủ tịch Hội Văn nghệ Nam Định, coi Trần Mạnh Hảo như em) nên mới đưa được cha mẹ vào ở trong nhà mình, không bị chính quyền cướp nhà đất chỉ vì ghét quá : "Đảng đuổi chúng mày ra khỏi nhà, lấy nhà đất của chúng mày làm chuồng trâu, chúng mày làm gì được đảng ta nàỏ". Viết về bố tôi, phải cả một cuốn sách dày 400 trang mới hết chuyện khôi hài chống chế độ kinh niên của ông.

Hiện nay, bố tôi tập hợp được khoảng 200 bài thơ ca dao hò vè do ông sáng tác thành tập, gửi nhà xuất bản tỉnh để in ra cho dân đọc mà cười chơị Nhà xuất bản tỉnh bèn gửi "bản thảo" này cho công an văn hoá tỉnh, ông lại bị gọi lên tra vấn. Tôi biết chuyện, bèn gọi về doạ công an tỉnh : " Các ông bắt nạt bố tôi thế là đủ rồi, thả ông ấy ra, tôi về là các anh sẽ bị một thằng nhà báo trời gầm là tôi kiện cho tới số". Kể ra, bọn chúng cóc có sợ tôi, nhưng vì thơ phú ấm ớ của bố tôi chẳng làm lung lay một sợi tơ nhện của chế độ, hạch sách ông già Khốt-ta-bít mà làm gì, mang tiếng. Bố tôi thoát tù, ra về, gọi điện thoại vào cho tôi bảo : " Này Hảo, mày làm sao mà mang thơ ca hò vè của bố cho Mỹ nó in, để thế giới cười cho cái bọn cán bộ ác ôn xã ta, huyện ta, được không ?" Tôi bảo bố : " Bố ơi, Mỹ nó bận lắm, nó đang họp với thủ tướng Phan Văn Khải, với lại nó có rảnh thì nó chỉ in thơ của Nguyễn Chí Thiện, in văn của Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, chứ thơ của bố thì Mỹ nó hãi lắm, không dám in đâu !". Có dịp nào, tôi sẽ viết cuốn : " Bố tôi" để bạn đọc thưởng thức.

Lê Thị Huệ: Người bạn đời của anh tên gì? Cô ấy ảnh hưởng như thế nào trong sự nghiệp sáng tác của anh?

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị Huệ, kể ra cho bạn đọc hết bản thân mình, rồi mẹ mình, bố mình, lại kể chuyện cả vợ mình ra thế này thì e rằng có ba hoa nhố nhăng lắm không ? Nhưng chị đã hỏi, thì tôi đành phải thưa thôi ạ ! Người bạn đời của tôi tên là Tôn Nữ Giáng Tiên, hiện đang đi du lịch ở Mỹ và Canada. Nhà tôi còn có lý lịch "xấu" hơn cả bên nhà chồng. Ông nội bà xã tôi là cụ tri huyện Tôn Thất Hoàn, tri phủ Nghi Lộc, Nghệ An, bị nông dân Xô Viết Nghệ Tĩnh do đảng CS Đông Dương lãnh đạo giết chết năm 1930, lúc cụ mới 32 tuổị Thân phụ bà xã tôi là cụ Tôn Thất Tần ( nay đã 88 tuổi) là người tù chính trị lâu nhất VN mà trong cuốn "Đêm giữa ban ngày" của nhà văn Vũ Thư Hiên, đã giành một chương viết về cụ, gọi cụ Tôn Thất Tần với biệt danh : " Jean Valjean gọi bằng cụ". Ông ngoại bà xã tôi là cụ thượng thư Bùi Quang Hoàng. Các cậu, các chú ruột của bà xã tôi đều làm từ tổng trưởng đến tỉnh trưởng, là những dân biểu của chế độ VN cộng hòạ Bà xã tôi để lại dấu ấn hết sức đậm nét trên các trang viết của tôị Năm 2002, tôi đã cho xuất bản tập thơ mang tên vợ : "GIÁNG TIÊN" nhằm in ra một số bài thơ tôi viết tặng nhà tôi khi làm quen nhau ( tức lúc mới "iu nhau").

Lê Thị Huệ: Anh có đào hoa không? Trước khi lập gia đình ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa, tuổi thanh xuân của tôi ở trong rừng: HOA thì rất nhiều, mà ĐÀO thì không có. Thời thanh niên, nhiều người bảo tôi : " Thằng này trông rất ngố mà kể ra cũng điển trai, chỉ tại cái bản mặt lì lợm, bướng như một cái mặt thớt, nên có chó nó thèm lấy!". Tôi bèn viết bài thơ Vịnh cái thớt : "Số phận cho ta làm mặt thớt Kể gì thịt cá nát đời nhau Sinh ra là để người ta chặt Ta chỉ ăn toàn những vết dao" Hồi bé tí tẹo, ông nội tôi hay sờ chim tôi rồi tiên tri một điều rất hiệu nghiệm, rất khiếp : " Thằng cháu nội đích tôn của ông thế đếch nào sau này cũng lấy được một mình một vợ !". Xem ra trong đời, mấy ai lấy nổi một mình một vợ nào, thưa các ông ? Vì tục ngữ có câu : " Vợ đẹp là vợ người ta".

Lê Thị Huệ: Ở ngoài đời Trần Mạnh Hảo có năng nổ như khi Trần Mạnh Hảo viết? Trần Mạnh Hảo: Chị thấy tôi năng nổ trong viết lách lắm à ? Nếu vậy thì "Văn ăn hết lộc người" rồi đó. Ngoài đời Trần Mạnh Hảo cứ lừ đà lừ đừ như ông từ vào đền ấỵ Mấy bà sồn sồn "xuân xanh xấp xỉ tới tuần sáu mươi" thấy tôi chỉ muốn ngáp, trông như lão hết hơi, phí cả mắt nhìn. Hôm vừa rồi, lái xe đưa bà xã và một ông bạn nhà báo bên hải ngoại về chơi, đi Duyên Hải về, kẻ hết hơi là Trần Mạnh Hảo ngủ gật, lao thẳng xe hơi xuống ruộng, may mà có Trời Phật đỡ, không ai bị thương, chỉ bị móp đầu xẹ Đúng là ở trong đời thật, tôi rất hay ngủ gật, mà sao mấy ông mặt trận tổ quốc không phát hiện ra "thiên tài" này của tôi, để đưa tôi đi tranh ghế nghị gật, gật ngang với con bổ củi thế này chắc trúng nghị sĩ quốc hội gật lắm. Vì vậy, bà xã tôi còn gọi tôi là ông bổ củi vì thành tích ngủ gật vào loại nhất nước.

Nhớ hồi 1988, sang Liên Xô học ở học viện Goocky, tôi chúa hay bắt bẻ các giáo sư Nga, bị nhà trường đòi đuổi về nước. Chi bộ đảng do nhà thơ Lê Chí làm bí thư họp : phân công cho tôi, từ nay, đi học, đồng chí Hảo và đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn (ông này cũng vua ngủ gật) ngồi bàn sau chót. Nhiệm vụ đảng giao cho đồng chí Hảo là chỉ làm mỗi một việc : ngủ ; kẻo thức dậy giữa giờ học, đồng chí Hảo lại hỏi vặt, vặn vẹo giáo sư Nga làm họ mất mặt, thì sẽ bị đuổi về nước. Đảng phân công hay thật : Trần Mạnh Hảo đi học chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là ngủ gật. Thế là từ đó, tới giờ học, đồng chí Hảo chỉ việc gục xuống bàn ngủ, còn ngáy gỗ thoải mái nữa.

Lê Thị Huệ: Hình như anh rất thân với Trần Đăng Khoa ?

Trần Mạnh Hảo: Kể ra, Trần Mạnh Hảo với Trần Đăng Khoa chơi với nhau thân thì có thân mà vẫn cứ nhạt. Tôi có kinh nghiệm ở đời, phàm hai ông rất tốt mà ngồi với nhau thì có mà nhạt hơn nước ốc. Trần Đăng Khoa và Trần Mạnh Hảo đâu phải loại người tốt quá, cũng chẳng đến nỗi xấu quá, có nếp có tẻ, thế mà ngồi với nhau thì chỉ có nói chuyện văn chương, tuyệt nhiên không nói chuyện giai gái, mà không có chuyện giai gái vào thì y như là ăn mà thiếu muốị Khoa tuổi thân ( sinh năm 1956- mà giấy khai sinh hạ tuổi xuống thành sinh năm 1958), nhỏ hơn tôi cả chục tuổi; thế mà ngồi với nhau, cứ thấy Khoa già dặn hơn cả bố mình. Đâm ra vừa nói chuyện với "chú em tiền bối của anh Hảo" lại vừa khiếp. Khoa là người trời sinh ra mới tí tuổi đã thành quái con, nói rất quái, viết ra còn quái hơn. Hắn thông minh hơn chỉ số thông minh của đảng ta nhiều, vậy mà nay mới ngóc lên được chức trưởng ban văn nghệ Đài tiếng nói VN. Khoa làm thơ, thành thần đồng từ lúc 10 tuổị Từ năm 11 tuổi đến nay Khoa phấn đấu mãi mà không thành thần sắt, 50 tuổi vẫn cứ bị gọi là thần đồng khỉ ạ.

Tôi có đùa trên báo gọi chú Khoa là "người về hưu sớm nhất nước, mới 10 tuổi chú đã về hưu, từ 11 tuổi đến nay là chỉ làm thêm, chứ việc chính của đời chú đã làm rồi, nổi tiếng chỉ kém thơ Bác Hồ và thơ Tố Hữu. Hỏi nước ta còn ai về hưu sớm hơn chú Khoa không ? Thưa rằng, có, ông Thánh Gióng về hưu sớm hơn Khoa nhiềụ Nhưng ông Thánh Gióng là nhân vật huyền thoại nói lên khát vọng về hưu non của cả một dân tộc không biết thế nào là chuyện về hưụ Khoa viết phê bình bằng trực giác. Văn của hắn có mạ Hắn cứ bông lơn kiểu Trạng Ốc, Trạng Ếch, mà thiên hạ là ốm đòn với hắn. Hắn mả hơn cả Trạng Lợn nhiềụ Cuốn "Chân dung và đối thoại" của Khoa bán chạy nhất nước, bọn đầu nậu đã in gian, in cướp bản quyền của Khoa phải đến cả chục vạn cuốn. Văn phê bình của hắn lúc như tiếu lâm,lúc như cổ tích, lúc gian như nịnh thần, lúc thật như trẻ nhỏ, lúc mềm như bún mà húp vào là mắc lưỡi câu, lúc ma ma phật phật như lên đồng, lúc lẩm cẩm tù mù như văn cúng thầy mọ Nhìn hắn một lúc mà không thấy hắn nói, có khi nghi hắn là tượng, rồi ù té chạy không chừng. Hắn có tinh có khí trong người, có cả trí khôn tuyệt vời của một tay ngớ ngẩn đẳng cấp quốc tế. Trần Mạnh Hảo ngồi với TĐK lâu nhất chừng 4 tiếng đồng hồ là biến sắc biến. Chứ ngồi nói con cà con kê với hắn một lúc là mụ người ra, đờ đẫn có khi ốm.

Năm 1988 sang Nga học học viện văn học cao cấp Goocky, Trần Mạnh Hảo ở cùng phòng với một ông nhà văn tên Q.T. Nửa đêm nghe tiếng gõ cửạ Mở ra thấy Trần Đăng Khoa mặt mày tái mét, run như cầy sấy, xin xỏ tôi : " Anh cho em ngủ chung giường với anh đi, phòng em có gái !" Ơ hay, có gái thì ngủ với nó chứ sao lại lên ngủ với tao ! Em kinh nó bỏ mẹ, nó đòi món ấy ! Em là hãi quá, xin ngủ với bác, bác không cho thì em nằm dưới chân bác vậỵ Thế là, rất nhiều đêm, con gái VN từ các nơi đồn nhau khi lên Maxcơva buôn bán, cứ đến phòng anh Khoa mà ngủ, vì phòng ấy không khoá, cứ mở suốt ngày đêm, lại không sợ anh ấy úp thìa; nhiều khi Khoa về thấy hai ba cô lạ hoắc ngủ tồng ngồng trong phòng mình, đỏ mặt bỏ lên ngủ với anh Hảọ Tôi rất lạ chú này, hay là nó bị "chỉm hong", hay nó " pêđê" với mình ? Đêm rét, chú Khoa nhiều khi toan ôm anh Hảo ngủ, bị anh Hảo đẩy ra : khiếp, cái "bút thịt" của hắn chạm vào tay mình thấy cứng ngắc như cục sắt nguội, mà sao thấy gái đến ngủ giường hắn, mỡ để miệng mèo, mèo lại bỏ đi ?

Sau này, Khoa lấy vợ có con, thiên hạ mới hết đồn thổi về chuyện kín kia của hắn. Nhưng đến nay, tôi ẫn cứ chưa hiểu cái vụ gái kéo đến phòng hắn rần rần mà phòng tôi thì gái nó chê ? Sau này, ông nhà văn Q.T. tiết lộ : khi Khoa và Hảo ngủ, tớ bèn mò xuống phòng Khoa, bảo cô gái lạ kia cho ngủ chung, vì anh Khoa anh ấy ngủ giường anh, ngáy hơn sấm, nên anh phải xuống đây ngủ cùng em. Thế là, với bài chai mặt, ông nhà văn Q.T. đã nằm chung giường với em gái lạ hoắc kia, sau mới thò chân thò tay qua biên giới. Em gái lúc đầu chửi, thậm chí tát vào mặt. Ông kia tổ sư bồ đề, chỉ cười cười hề hề bảo anh văn nghệ tí, cho thì cho mà không cho thì thôi, làm gì cùng là người với nhau lại nỡ nhẫn tâm thế,chửi bới còn tát bốp vào mặt anh, lại cấu chí anh như thể hùm beo thế hả giời... Riết rồi ông Q. T. "mần" được hết, không bỏ sót em nào ! Nhiều khi Trần Mạnh Hảo nghĩ thân mình quân tử tầu mà khinh mình hơn mẻ : hay là thằng Khoa nó thương anh Hảo, dọn cỗ sẵn cho anh mà anh kém thông minh, nên cỗ kia lại bị ông khác chén ? Chắc cả đời, vì chuyện này, có thể chú Khoa cứ ngồi một mình cười ruồi, chê bác giai Trần Mạnh Hảo ngu và đần hiếm có ...

Lê Thị Huệ: Anh thường viết ở đâu, trong nhà, trên giường, ngoài hè, hay qúan cà phệ Thích ăn mặc đàng hoàng khi sáng tác hay lè phè. Anh có cần nghe nhạc trong lúc sáng tác không ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị, từ năm 1989 đến nay, tôi luôn viết trên màn hình máy vi tính. Còn làm thơ thì ở bất cứ chỗ nào, chỉ cần một mẩu giấy và cây bút. Tôi thực sự ít quan tâm tới chuyện ăn mặc khi ngồi viết. Và khi viết thì không nghe nhạc, vì nhạc nó cướp mất hồn mình còn lấy hồn đâu mà viết ?

Lê Thị Huệ: Anh hút thuốc không? Anh có cần một chất xúc tác như thuốc lá, cà phê, ngủ với vợ ngay khi vừa viết xong, để làm hứng thúc đẩy công việc sáng tác không ?

Trần Mạnh Hảo: Tôi không hút thuốc, cũng không nghiện cà phê, chỉ nghiện thở, nghiện ăn cơm, nghiện thức đêm, nghiện yêu nước, nghiện Internet, nghiện đọc sách, nghiện nằm võng ngó trời xanh, nghiện sống, kể cả nghiện ngủ với vợ con ạ ! Tôi không đợi hứng đến mới viết mà cứ ngồi vào bàn viết là hứng nó đến, còn hứng bỏ đi chơi thì tôi cũng bỏ đi chơị Ông Nguyễn Du đại thi hào chắc là nghiện đi chơi lắm, vì DU dịch thoát ra là CHƠI chứ gì; nên Nguyễn Du = Nguyễn Chơi !

Lê Thị Huệ: Chắc anh dễ sáng tác ? Có bao giờ anh bị khựng hứng, tự nhiên viết không được ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa, cũng có lúc đang viết "bị khựng hứng, tự nhiên viết không được", là đêm ( hay ngày) khi nghe vợ sai : ngủ đi anh, ngủ đi anh / ngủ cho con bướm hoá thành con ong ! Nói chơi chứ tôi dễ viết lắm, viết bất cứ lúc nào cũng được, như con nhà nghèo, ăn gì cũng xong, không đòi cao lương mĩ vi....

Lê Thị Huệ: Có bao giờ Trần Mạnh Hảo thấy hối hận vì mình đã viết một bài báo, đã tấn công một ai đó, đã sáng tác một tác phẩm nào đó không ?

Trần Mạnh Hảo: Tôi không bao giờ hối hận về những gì mình đã viết, đã phê bình. Duy chỉ có một lần trong cuộc gặp gỡ của mười mấy nhà văn đi học khoá viết văn cao cấp ở Maxcơva 1988, với hàng chục nghiên cứu sinh tiến sĩ, phó tiến sĩ văn học cùng dự cuộc đón tiếp nhà văn Nguyễn Đình Thi- Tổng thư ký lâu năm nhất của Hội nhà văn VN ( chính phủ Liên Xô mời ông sang nghỉ mát) tới thăm. Anh Nguyễn Đình Thi bị tôi đối chất vì anh đến đây dạy dỗ chúng tôi như một ông tuyên huấn, bảo chúng tôi những giáo điều ngu dốt mà một nhà văn lớn, một người trí thức lớn như anh không nên dùng giọng tuyên truyền giả dối ấy để huấn thị đàn em.

Anh Thi mắng tôi nói bậy và tôi mắng lại anh chỉ là tên bồi bút, suốt cuộc đời ra sân khấu văn nghệ đóng bao nhiêu vai hề mà không sao đóng nổi vai mình. Nguyễn Đình Thi khụyu xuống như bị đốn, như thể anh vừa bị tôi hắt nước sôi vào mặt. Rất nhiều anh em nhà văn bênh anh Thi, chửi tôi láo toét. Nhà văn Chu Lai lực sĩ còn khóa tay tôi, tí nữa cho tôi cú thôi sơn vào mặt nếu tôi không đỡ được miếng võ yêu đảng của anh Chu Laị Cuộc hoan hỉ gặp mặt tẽn tò quá nên giải tán ngaỵ Dương Minh Long, nhiếp ánh gia tài năng phải đưa anh Thi về khách sạn gấp. Sau này, nghe Long kể, anh Thi, một người sĩ diện nhất nước, rằng hôm đó anh Thi đã khóc trước mặt Long. Nghe thế, tôi thấy hối hận vô cùng.

Lê Thị Huệ: Anh đã sống qua những năm chiến tranh. So sánh thời hai miền nội chiến 1955-1975 với thời nay, anh thấy tâm trạng người sáng tác như anh thay đổi thế nào ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị, cái nhìn của anh em sáng tác hiện nay đã thay đổi hầu như triệt để so với thời chiến tranh 1955-1975. Nhưng cái nhìn của nhà cầm quyền với văn học tựu trung, 30 năm rồi vẫn ít thay đổi hơn thực tế rất nhiềụ Về lý thuyết, cái vụ văn nghệ phục vụ chính trị kia đã sai bét rồi, nhưng trong tâm thức, đảng CS vẫn coi văn nghệ là công cụ, coi văn nghệ sĩ là bọn đầy tớ cho đảng, giống như bọn con hát trong nhà phục vụ hát xướng hò vè cho các đông chí lãnh đạo ăn ngon miệng hơn. Bởi những người lãnh đạo đảng CS vẫn tự coi họ là ông chủ của đất nước này, kể cả ông cha, lịch sử, dân tộc, nhân dân cũng chỉ là công cụ cho họ, đầy tớ cho họ, giúp họ làm cách mạnh vô sản, vô sản hoá nhân dân để họ thành những tư bản giàu sụ gửi tiền ra các ngân hàng ngoại quốc mà thôị Nói chung, những người sáng tác văn học rất buồn, mất hết niềm tin vào chế độ tham nhũng hiện hành, vào các ông chóp bu lãnh đạo đảng luôn luôn nói và làm ngược nhaụ Xin kể một chuyện vui ra nước mắt.

Trong một lần họp chi bộ (hồi trước năm 1989, năm tôi bị khai trừ đảng), nhà văn Đoàn Giỏi nửa đùa nửa thật bảo : " Thưa các đồng chí, đồng chí Thiệu tuy chưa phải là đảng viên đảng ta, song đồng chí đã đóng góp cho dân tộc một câu nói có thể cần phải ghi vào bia đá : đó là câu : "Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm!". Cả chi bộ tổ sáng tác hội nhà văn thành phố HCM gồm toàn các ông già, hôm đó được một mẻ cười ra nước mắt...

Lê Thị Huệ: Anh nghĩ thế nào khi những nhà văn nhà thơ trong nước cứ mong chờ những cái vương miện của người ngoại quốc trao tă.ng. Tại sao người VN không tự đối lập nhau ? Tại sao người Việt không thế tự xoay nguồn lèo lái số mệnh mình ngay cả qua một sự đối chọi nhau ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị Huệ, vương miện thì quý hoá quá với nhà văn, dù nó là mác NỘI hay mác NGOẠỊ Nhưng không phải vương miện nào cũng tốt. Chúa đã từng đội chiếc vương miện bằng gai nhọn rớm máu ( mạo gai) do người Do Thái đội lên đầu Ngài để vạn tuế cốt nhạo báng Ngài đó thôi ! Người nước ngoài không phải hầu hết đều là tốt. Có những vương miện của họ cũng đáng đồng tiền bát gạo ra phết. Nhưng, họ cũng thủ sẵn một ít vương miện của người Do Thái xưa, để rình xem ông bà nhà văn trong nước nào muốn làm đấng cứu thế, thì họ sẽ vạn tuế ngay !

Lê Thị Huệ: Trong một lá thư gửi cho tôi, anh viết: "Trần Mạnh Hảo có sai, cũng sai thành thật", tôi rất qúi thái độ tử tế nàỵ Tuy nhiên trong thế giới văn chương, hình như người ta vẫn tranh cãi là vấn đề không phải đúng hay sai, vấn đề là ai nói nghệ thuật hơn aị Anh nghĩ thế nào?

Trần Mạnh Hảo: Vâng, chị nói nhiều điều có lý ! Thành thật, tất nhiên, trong văn chương và trong cuộc đời vẫn tốt hơn giả dối chứ ? Vấn đề là viết như thế nào chứ không phải viết về cái gì ! "Của cho không bằng cách cho", câu tục ngữ VN này rất đúng với sự viết văn. Và dĩ nhiên, văn chương hoàn toàn khác chính tri.. Chính trị chỉ quan tâm đến mối lợi, không quan tâm đến đúng sai, tốt xấu, hay dở, chân hay ngụỵ trái lại, văn chương nói riêng và văn hoá nói chung là công việc bất vụ lợi, nhằm đạt tới chân thiện mỹ. Còn điều này của chị Huệ đặt ra với văn chương : " Vấn đề là không phải đúng hay sai, vấn đề là ai nói nghệ thuật hơn" thì tôi chưa hiểu nổi ! Tôi nghĩ hơi khác chị : Cái gọi là văn chương hơn, nghệ thuật hơn bao hàm cả cái Hay, cái Đẹp, và cái đúng. Một tác phẩm văn học lớn là một tác phẩm hướng thiện, nó không thể tuyệt mỹ khi nó mang trong mình cái sai = phản chân lý ! ?

Lê Thị Huệ: Theo sự hiểu biết của tôi , viết là mô tả đời sống dưới một hình thức nghệ thuật. Tác giả không phải là kẻ phán xét, mà hắn chỉ mô tả lại đời sống. Hãy để cho tác phẩm tự đưa ra được một đề nghi.. Hãy để cho độc giả tự rút ra một phán xét. Dĩ nhiên một tác phẩm có giá trị phải đạt được nghệ thuật văn chương cao, đưa được đời sống và con người về hướng tiến bô.. Một tác giả nhiệt liệt qúa với niềm tin điều này đúng/điều kia sai sẽ áp đặt niềm tin của mình lên tác phẩm. Anh sẽ biến tác phẩm thành một quyển tuyên ngôn. Một tác phẩm văn chương nghệ thuật thì không nên như thế. Có lẽ anh không cùng quan điểm với tôi chăng ?

Trần Mạnh Hảo: Chị nói đúng hết trơn à ? Trúng quá, chừa chút xíu cho "qua" nói trúng với ghen ! (!) Hình như người Nam Kỳ nói kiểu thân thiết như thế ? Mọi áp đặt ý định của nhà văn lên người đọc là một tác phẩm thất bạị Tư tưởng tác phẩm phải được giấu biến đi trong cảm xúc, trong da thịt ửng hồng và trái tim nghệ thuật đập qua ngôn từ truyền cảm sau trang sách. Tác phẩm văn học tuyên ngôn bằng chính nỗi xúc động mà nó truyền cho người đọc. Cái thói xưng xưng triết lý rẻ tiền là một cách giết văn hữu hiệu nhất. Nhưng ở chiều sâu hình tượng, ngôn từ, ý nghĩa hướng thiện của nó phải được toát lên bằng những ám ảnh, dằn vặt, xao động khôn nguôi trong tầng tầng mã hoá nhòe mờ nhiều khi cơ hồ như gió thoảng qua của tác phẩm.

Lê Thị Huệ: Nghệ thuật chửi của sĩ phu Bắc Hà đã tạo nên nền văn chương Miền Bắc nét độc đáo riêng. Anh có thấy máu chửi trong mỗi con người cầm bút Miền Bắc là một điều gì rất khó kiềm hãm không? Và điều phụ trợ đắc lực của độc giả VN, là người nào càng chửi hay thì càng nổi tiếng, phải vậy không ạ ?

Trần Mạnh Hảo: Những điều chị nói trên vừa Đúng lại vừa chưa Đúng. Đất Bắc Hà đã đẻ ra dân tộc VN trong một cơn đau đẻ địa chấn của Mẹ Âu Cơ làm quằn quại sông Hồng. Có lẽ, trong cơn đau đẻ hàng thiên niên kỷ ấy, Mẹ Âu Cơ đã vừa đau đẻ vừa chửi một cách sấm sét, nên con cháu sau này có máu chửi gia truyền làm vốn để hành phương Nam, mở đất tới Nam Bộ, tới cả Sài gòn nhỏ bên Hoa Kỳ bây giờ. Chính cái máu chửi lầm bầm của người Việt giúp họ bị Bắc thuộc 1000 năm mà vẫn không mất nước chăng ? Chửi là nghệ thuật truyền đời của VN, bất kể Bắc hay Nam. Tất nhiên đất Bắc là đất cổ nghìn năm văn vật nên có nhiều nhà Chửi học tài ba hơn. Văn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, tiểu luận của Hà Sĩ Phu được thiên hạ khen hay vì nhờ chửi tài, như những thiên tài chửi (!) Nhưng không vì vậy mà đất Nam Bộ lại thua kém vùng đất tổ. Xin chị đọc bài : "Sục cặc trước bàn thờ" của nhà văn hải ngoại Kiệt Tấn gốc Nam Bộ trên Talawas, chị sẽ thấy các nhà chửi học thiên tài xứ Bắc Hà cần phải gọi Kiệt Tấn bằng cụ ! Và xin chị đọc các bài phê bình, bình luận chính trị của thi sĩ Trần Nghi Hoàng chính gốc Nam Kỳ quốc ; ngữ này thì các anh em nhà họ Chửi Bắc Hà xin lạy cụ cả mớ ạ !

Lê Thị Huệ: Anh có nghĩ là nghệ thuật chửi của văn chương VN là một nghệ thuật vượt trội trong văn chương VN . Đừng nói vấn đề đúng hay sai, chỉ xét về khía cạnh nghệ thuật. Với tư cách là một nhà văn khá nổi đình nổi đám ở thể loại trên, hẳn anh cũng phải có vài nhận định thú vị về nghệ thuật chửi của văn chương VN. Tôi đang nói một cách rất thành thật của một người muốn lắng nghe đấy nhé.

Trần Mạnh Hảo: Vâng, chửi hay như Hồ Xuân Hương, Tú Xương là thiên tài chửị Nghe bên ngoài là tiếng chửi nhưng bên trong là tiếng khóc. Khác hẳn với mấy anh thợ chửi của văn chương nghệ thuật hôm nay là đọc xong những thứ văn chửi, chính luận chửi ấy ta chỉ nghe thấy tiếng đâm chém nhau ác độc để thỏa chí căm hờn, không phải là thứ chửi bác học, chửi có nỗi đau đời và tình thương xót, nhân đạo bên trong. Chị chớ có khen tôi " "một nhà văn khá nổi đình nổi đám ở thể loại văn học chửi" mà hai ông Trần Nghi Hoàng và Đỗ Minh Tuấn sẽ sôi gan vì ghen tức mà "dộng" cho tôi một trận chữ nghĩa nữa thì tôi chỉ có nước tan xương.

Lê Thị Huệ: Anh là một tác giả gốc quân đội Miền Bắc, tác phẩm nào anh viết với tư cách là một nhà văn quân đội, mà anh ưng ý nhất Trần Mạnh Hảo: Trả lời : 2 trường ca : "Đất nước hình tia chớp" và "Mặt trời trong lòng đất". Chị hỏi tôi rằng tác phẩm của tôi, viết khi tôi với tư cách "quân đội miền Bắc" thì tôi xin trả lời đó là 2 trường ca của tôi viết về người lính đánh Mỹ thời đó. Thời đó tôi viết chân thành, xúc động, viết chân thật hết lòng về đời lính của mình và đồng độị Tôi không hề từ chối hay phủ nhận những tác phẩm tôi đã viết về chiến tranh ấy, dù giờ đây tôi đã nhận thức lại nhiều điềụ Tôi không ưa cái thói qua sông đấm... bút vào sóng. Như một số vị nhà văn trong nước nào đó gặp anh em hải ngoại muốn lấy lòng, bèn phủ nhận hết tác phẩm của mình viết trong thời chống Mỹ, dù gần 20 năm trước tôi đã có Ly Thân, chứ không phải mới a dua mà nhận thức lại đâụ Cũng như vừa rồi tôi đã trích cả một đoạn văn dài của nhà văn Thi Vũ ( tức ông Võ Văn Ái) là đoạn văn phê bình của ông Thi Vũ ca ngợi dòng thơ do cách mạng tháng tám 1945 và kháng chiến chống Pháp sinh ra . Theo ông thi Vũ, đây là dòng thơ rất hay, rất mới, hoàn toàn khác về thi pháp, bút pháp với thơ tiền chiến ( 1932-1945) .

Tôi đã dùng lập luận này của ông Thi Vũ ( một người VN hải ngoại chống cộng nhất xưa nay) để bác lại hai ông đảng viên CS kỳ cựu là ông Phong Lê (nguyên Viện trưởng Viện văn học) và ông Phạm Xuân Nguyên; vì hai ông này đón gió, muốn lấy lòng hải ngoại nên đã phủ nhận sạch trơn giá trị của thơ cách mạng và kháng chiến chống Pháp !

Tôi nghĩ, làm người, "sông có khúc, người có lúc", ta không thể vì món lợi nào trước mắt mà bôi bẩn quá khứ mình, dù quá khứ ấy có lúc mình rất tự hào, sung sướng ; và vì có quá khứ ấy, mình mới có học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ, có xe đi, có nhà ở như mấy ông mãnh giáo sư đại học vừa ăn lộc nhà Chu vừa xé rào cho trâu xứ lạ vào ăn lúa nhà Chu, để cốt lấy công với chốn khác vì hình như NÓ đang tới : " Cho dầu tình bậu muốn thôi /Bậu gieo tiếng ác cho rời bậu ra !"

Lê Thị Huệ: Anh có đọc được nhiều tác phẩm của các tác giả gốc Miền Nam không ? Anh thích tác phẩm nào ? Bài thơ nào ?

Trần Mạnh Hảo: Thưa chị, tôi đã đọc khá nhiều các tác giả miền Nam ( 1954-1975) Trừ 2 cụ lớn tiền chiến là Nhất Linh và Vũ Hoàng Chương ra không tính. Về cả đời văn : Tôi thích trọn nhà văn Võ Phiến Về tác phẩm thơ : Tôi thích tập thơ "Nhã ca mới" Về một truyện ngắn : Tôi thích truyện "Bút máu" của Vũ Hạnh . Truyện này, nhà văn Vũ Hạnh viết và in ra ở Saigon năm 1958 thời Ngô Đình Diệm. Nếu truyện này năm 1958 in ở Hà Nội mà Vũ Hạnh lại đang có mặt ở đó, xin cá là anh Vũ Hạnh sẽ bị tù mọt gông. Về một bài thơ : Tôi thích bài : " Bài thơ của một người yêu nước mình" của Trần Vàng Saọ Về thể tuỳ bút : Tôi thích Mai Thảo Về bút ký chiến trường : Phan Nhật Nam hay nhất nước. Về một nhà văn nữ : Tôi chọn chị Túy Hồng.

Lê Thị Huệ: Theo anh, sở trường của anh là thế loại nào ? Có người nói tuy anh viết văn nhiều, nhưng thơ của anh mới là điểm mạnh, anh nghĩ sao?

Trần Mạnh Hảo: Chị Huệ hỏi câu này hơi khó cho tôi, cũng giống như chị hỏi : ví dụ anh có 3 đứa con, anh yêu đứa nào nhất? Tôi thấy hình như tôi không có sở trường về thể loại cụ thể nào cả. Giữa thơ, tiểu thuyết và phê bình hình như tôi "sở trường cả ba em" ? (!)

Lê Thị Huệ: Vụ diễn đàn Người Việt ở Nam Cali đăng bài mạ lỵ anh của Nguyễn Thái Lai, anh viết bài gửi Người Việt, họ không đăng nhưng hạ bài của Nguyễn Thái Lai xuống. Anh phát biểu như thế nào về vụ này?

Trần Mạnh Hảo: Chính câu hỏi của chị đã hàm ý sự trả lờị Tôi là "típ" người "phổi voi" ( kinh hơn phổi bò). Cái gì không phải là giận sôi như núi lửạ Phun ra được là hết xí quách, là ỉu xìu xìu hơn bánh đa ướt. Lúc đầu biết chuyện báo " Người Việt online" đăng bài Nguyễn Thái Lai mạ lị vu khống chửi rủa tôi quá xá, tôi bình tĩnh viết bài trả lờị Rồi qua cả tuần, sau 2 lần gửi bài trả lời tới "Người Việt online", thay vì đăng bài của tôi, thì báo này lập tức hạ bài Nguyễn Thái Lai xuống khỏi mục "Diễn đàn" một cách rất gian, kiểu : " làm gì NV chúng tôi đăng bài Nguyễn Thái Lai, đâu, làm gì có...". Và các ông mãnh này dứt khoát không chịu đăng bài trả lời Nguyễn Thái Lai của Trần Mạnh Hảo, khiến tôi nổi trận lôi đình, viết bài tố cáo "Người Việt online" không đàng hoàng, không tử tế đưa lên 7 trang web khác nhaụ Bây giờ thì tôi hết giận rồi, bởi tôi nghĩ phàm là con người ta , ai cũng có lúc kẹt, có lúc lầm lỡ. Có khi anh em toà soạn "Người Việt online" đã trót hứa với "bề trên" nào đó là chỉ đăng bài Nguyễn Thái Lai, không cho tên Trần Mạnh Hảo hung hăng con bọ xít trả lờị Thôi thì người ta ăn cây nào rào cây ấy; với lại, căn cốt nào thì làm báo ra thế ấỵ Nên tôi không còn giận anh em ta là các bác Đỗ gia Người Việt nữa.

Lê Thị Huệ: Câu cuối cùng, theo anh thì bao giờ VN (sẽ), hoặc mới thật sự có "tự do, dân chủ, giàu sang, và độc lập"

Trần Mạnh Hảo: Còn lâu nước ta mới đạt được tinh thần của các "mỹ từ" trên. Tôi thấy hai bản góp ý với đại hội đảng lần thứ 10 của giáo sư Phan Đình Diệu, và tiến sĩ Lê Đăng Doanh in đầy trên các trang web là rất chí lí. Cứ tưởng nước ta độc lập rồi mà lại chưạ Ông cha trao lại cho chúng ta một đất nước hình chử S nằm bên biển Đông, mà chế độ nay lại làm mất rất nhiều đất, nhiều đảo, lại luôn bị Trung Quốc đe dọa thì nền độc lập vẫn cứ là đang lâm nguỵ

Đất nước cũng như con người, đất nước cũng có tai. Cái tai của đất nước chìa ra biển đông nghe ngóng nghìn trùng là đảo lớn Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm mất. Nghĩa là đất nước đã bị ngoại bang cắt mất tai, lấy gì nghe ngóng Thái Bình dương từ xa tít ? Đồn rằng mấy ông lớn Hà Nội có sang Bắc Kinh, e hèm mãi mới nói được với các đồng chí đàn anh Thiên triều : - thưa, hình như đảo Hoàng Sa là đất của VN chúng em ? Thiên triều nghiêm nặt : nói bậy, đất của Trung Quốc, bằng chứng : đây là điện chúc mừng quân đội nhân dân Trung Quốc giải phóng đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký đây, nhìn đi, anh em ruột thịt, môi hở răng lạnh, sông liền sông, núi liền núi, ai nỡ đi cướp đất của các đồng chí ! Ông lớn VN bèn hết lý, ngồi im re xem anh hai thiên triều đồng chí đồng rận cho mở bản đồ đảo Hoàng Sa và tường thuật lại cuộc đánh úp bất ngờ đầu năm 1975, quân giải phóng nhân dân Trung Hoa đánh bật hải đội VN cộng hòa phe Mỹ ngụy, chiếm đảo Hoàng Sa trong bài hát Đông phương hồng, làm nức lòng người anh em Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng...Chao ôi, độc lập mà còn chưa có nổi, thì nói gì đến dân chủ với tự do...

Lê Thị Huệ: Cám ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo.

Bản quyền thuộc tác giả Trần Mạnh Hảo . Mọi trích đăng lại đều phải có sự chấp thuận của tác giả hoặc Ý kiến Gió O .

2 nhận xét:

H2O nói...

Hôm nay đọc bài "Trò chuyện với Trần Mạnh Hảo" mới biết ông là người đồng hương với tôi.
Xin được trân trọng chia sẻ những suy nghĩ của ông trong bài nói chuyện với nhà văn Lê Thị Huệ.

trần hồng minh nói...

Chuyện gì xảy ra




nhân quả thiện + ác ta đều nắm trong bàn tay. Ta đang xem các con thực hành về đạo của ta.

Đăng nhận xét