Nữ khoa học gia người Việt tị nạn phát minh ra loại bom “Ép Nóng” (Thermobaric)

Robert Little (Sun Staff, August 4, 2002), Vietnamese by Thuy Trang Nguyen, http://www.vietland.net, Feb 26, 2004

Cửa của hang động bị hủy diệt một cách đáng sợ. Trái bom rơi lạc ra ngoài cửa động và nổ tung, trùm lên một màu sáng thép dữ dội, phá bung những bờ thành và sàn đất, biến tất cả thành tro bụi chỉ trong nháy mắt.
Cô Dương Nguyệt Ánh dường như không hài lòng cho lắm. Trong hai tháng đầu của chiến dịch tiêu diệt khủng bố, binh sĩ Hoa Kỳ đã cố gắng tìm cách tảo thanh bọn khủng bố ra khỏi các hang động ở vùng núi A Phú Hãn, Cô Ánh cùng với các đồng nghiệp nguyện sẽ chế ra một loại vũ khí mới để hầu trợ giúp cho cuộc chiến chống khủng bố đang xảy ra. Loại bom mới nầy không giống như những loại đã có, nó không những chỉ nổ xập cửa ngoài hang động mà còn tạo nên một luồng sức ép và hơi nóng cao độ, thổi luồng vào bên trong, xuyên qua các huyệt đạo, tiêu diệt tất cả những sự sống từ trong hang sâu.

Sự thành công rất đáng khích lệ. Các binh sĩ Mỹ đang cần loại vũ khí nầy, nếu không có nó thì công việc truy quét khủng bố ở những hang động sẽ khó khăn, chỉ còn cách là dùng từng toán quân bộ binh để truy lùng. Sự thành công nầy cũng là một kỳ công cho cá nhân cô Nguyệt Ánh mà ít ai hiểu được cái ý nghĩa đó. Nguyệt Ánh trả nợ trái bom nầy cho nước Mỹ, đó là tâm ý của cô. Nguyệt Ánh rảo bước qua đống gạch vữa vụn, đổ nát sau lần thí nghiệm đầu, Cô không nhìn thấy điều gì có thể chứng minh được sự thành công của vũ khí cô mới vừa sáng chế xong.

Cô Ánh cho biết: "Tôi là một người rất bình tĩnh, rất nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật nhưng sao tôi lại bối rối như vầy. Đất nước rất cần loại vũ khí nầy. Một cái nổ lớn ở cửa một hang động không nói lên được gì cả. Sao tôi lo quá! Tôi cần được biết nhiều hơn nữa".

Vào cái tháng Chạp ở khu vực thí nghiệm tại Nevada, không có người nào trong ngày đó mà hiểu hết được sự công phá của trái bom vừa thử nghiệm xong, hơn nữa bởi vì trái bom không được thử nghiệm ở một hang động thật sự. Chỉ có một dấu hiệu duy nhất là bên kia đồi núi, trái bom đã cắt đứt phần bọng thép của cái máy thông hơi và bẻ quặt nó sang một bên như bẻ một mảnh giấy.

Bằng chứng thu thập được chỉ là những dữ kiện ghi nhận bằng máy điện toán, thu nhận từ những cảm điện và máy dò đặt dọc theo đường hầm từ ngoài trước cho tới phía sau. Dữ kiện cho thấy sự nổ làm rung chuyển sâu vào trong đường hầm, nhiệt và sức ép tỏa giữ rất lâu sau khi trái bom nổ. Những trái bom bình thường trước đây khi nổ, vùng núi non sẽ làm giảm đi sức công phá của nó, nhưng loại bom nầy khi nổ, sức công phá quấn quanh núi, sức ép và nhiệt tạo thành một hình vòng như móng ngựa, nổ xuyên qua ngõ sau mà vẫn đủ sức để xé banh một con người nếu người đó đứng cách đó 1,100 bộ (feet).

Những kết quả cuối cùng phải cần thêm nhiều ngày để tính toán, nhưng kết qủa sơ khởi cho thấy rất đáng kể và không còn gì hơn để nói: Trái bom BLU-118/B qủa là một sự thành công khủng khiếp.

Khi chiến tranh bộc phát ở nước A Phú Hãn, và khi quân đội Hoa Kỳ đang tảo thanh vùng núi phía hướng Đông truy lùng Osama bin Laden và các khủng bố dưới quyền, thì cô Nguyệt Ánh và một toán khoa học gia cùng các kỹ sư ở Nam Maryland đang chế tạo một vũ khí bí mật, và họ đã chế thành công loại bom mới với sức nổ có thể làm tan xương, nát thịt nếu người nào đứng cách gần nơi nổ một phần tư dặm.

Dương Nguyệt Ánh, một người tị nạn cộng sản từ Việt Nam, đặt chân đến Hoa Kỳ vào năm 1975 và học về ngành Khoa Học ở trường công lập Trung Cấp và Đại Học tại Maryland, cô ta đã hoàn thành điều mong mỏi là có thể trả được món nợ mà cô ta đã ấp ủ suốt cả một đời người.

Khi Nguyệt Ánh đến Maryland 27 năm về trước, Ánh tự hứa với bản thân mình là sẽ chiến đấu bảo vệ quốc gia mà đã đón nhận cô tị nạn. Và bây giờ, mọi chuyện như trong dự định, trái bom BLU-118/B do cô biến chế ra đã chui xuyên vào trong một của hầm ở vùng núi A Phú Hãn, với quyết tâm ngày đêm của Dương Nguyệt Ánh cùng các chuyên viên, kỹ sư chất nổ ưu hạng quốc gia và kẻ thù sẽ phải bị tiêu diệt.

Cô Ánh cho biết: "Nó không giống những gì mà chúng tôi đã làm trước đây. Không phải là chỉ làm một chất nổ mới bình thường. Cái khó là làm cho một kế hoạch - xử dụng đúng nơi, đúng chỗ - . Đây phải nói là niềm thành công hãnh diện nhất của đời tôi. Không những chỉ riêng cho nghề nghiệp mà cho cả cá nhân tôi. Chúng tôi đang có chiến tranh. Đây là một cơ hội cho tôi trả ơn một quốc gia mà đã cưu mang tôi một cách ân cần."

Nếu những sử gia có thể tìm ra được nguồn gốc của sự cảm hứng, họ có thể tìm được những hạt giống của một vũ khí hiện đại cho Lầu Năm Góc được sáng chế trong chớp mắt ở trên một chiếc thuyền nhỏ ngoài khơi Việt Nam mà một cô gái đang hồi hộp, lo sợ làm sao để nhảy sang tàu lớn.

Dương Nguyệt Ánh di tản khỏi Thành Phố Sài Gòn trong ngày lửa đạn cuối tháng Tư. Cha mẹ cô là người Bắc di cư, đã một lần là thề thà chết chứ không sống với Cộng Sản, và họ đã rời khỏi Sài Gòn vừa lúc quân Cộng Sản vào chiếm thành phố. Khoảng 50 người, họ hàng thân quyến và bạn bè lên đầy 2 chiếc trực thăng, một chiếc do người ruột anh lái, anh trai của Ánh là một phi công thuộc Quân Lực VNCH đã kịp thời đưa đoàn người lên bon tàu một chiếc thuyền nhỏ, vượt ra hải phận để đến chiếc tàu lớn của Hải Quân VNCH đang chờ cứu người Vượt Biển.

Những ký ức kinh khủng vẫn còn bám vào tiềm thức Nguyệt Ánh - Cảnh đứng nhìn ông anh họ nhảy qua tàu xém chút nữa là đôi chân bị kẹp nát giữa hai cạnh tàu. Vào những năm sau, khi những đứa con của Nguyệt Ánh đùa với mẹ rằng, mẹ của chúng con không có thể lực đầy đủ, Nguyệt Ánh cười và nói: "Đúng rồi, mấy đứa con chê mẹ đi, mà có đứa nào dám nhảy từ một chiếc thuyền qua boong một chiếc tàu lớn như mẹ đã nhảy đó không!".

"Đó là một câu chuyện vui, tôi đã kể lại nhiều lần Tôi cố gắng dạy cho con tôi biết là đừng có ỷ vào những gì mình đang có, sự tự do như ngày hôm nay, tất cả là do những hy sinh lớn lao mà chúng ta mới có được kể cả cuộc sống hiện tại. Tất cả xảy ra như một phép lạ để tôi được hiện hữu ở đây." Lúc mới sang, Dương Nguyệt Ánh chỉ vừa tròn 15 tuổi, chỉ biết chừng 50 chữ tiếng Anh, cuộc hành trình trong 6 tháng vòng quanh thế giới, đầu tiên đến Subic Bay nước Phi Luật Tân, sau đó được chuyển nhanh tới một trại tị nạn ở Fort Indiantown Gap, Pa. Cô cùng bố mẹ di cư về Montgomery County vào cuối năm 1975 lúc đó may nhờ được một nhà thờ Tin Lành ở Washington chịu làm bảo trợ tuy gia đình của Ánh không phải đạo Thiên Chúa Giáo.

Dương Nguyệt Ánh học rất nhanh và ra trường Trung Học đứng trong bảng danh dự. Nguyệt Ánh vào trường đại học ở Maryland, đậu bằng Kỹ Sư Hóa Chất vào năm 1982 cũng với bản danh dự. Mới đây, được đào tạo trở thành khoa học gia, Ánh là một người chống cộng quyết liệt. Với ước muốn ở gần gia đình, Ánh kiếm một việc làm gần nhà, làm ở một Bản Doanh Hải Quân Hoa Kỳ ở Indian Head, Md, mới đầu làm việc chế tạo vòng quay cho trái đạn pháo sau đó chuyển sang làm ngòi cho súng.

Là một phụ nữ mảnh mai với nụ cười thật tươi, Nhưng Nguyệt Ánh trở thành nghiêm túc khi bàn về Nước Mỹ và Cơ Hội cùng với lịch sử, đã làm cho cô cảm kích với đường hướng ấy của nước Mỹ.

Ánh nói : "Đó là ý của tôi, tôi muốn vậy, một dịp nào đó, có cơ hội được dấn thân vào cuộc chiến đấu bảo vệ tự do, được bảo vệ quốc gia vĩ đại đã cứu tôi. Làm việc cho bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đó là một điều đầy ý nghĩa. Tôi thiết mong là tôi sẽ làm được những điều tốt ở tại đó."

Ngày nay Dương Nguyệt Ánh được 42 tuổi, là trưởng toán về chất nổ ở Trung Tâm Địa Chiến Hải Quân (Naval Surface Warfare Center ) ở Indian Head. Nguyệt Ánh là một chuyên viên thượng thặng được thế giới công nhận và là chính nhân cho trung tâm nghiên cứu chất nổ hiện thực của Hải Quân Hoa Kỳ. Cô Nguyệt Ánh đã giúp chế tạo gần một tá hợp chất cao cấp đã được xử dụng làm đầu đạn cho các binh chủng Hải Quân, Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Thuy Trang Nguyen


Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh
được tặng giải thưởng Bộ Quốc Phòng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét